Đau bụng, đầy hơi là tình trạng thường gặp, gây khó chịu trong cuộc sống và sinh hoạt, khiến bạn "ăn không ngon, ngủ không yên". Nếu đã thử nhiều cách nhưng tình hình không thuyên giảm, bạn hãy bỏ túi 4 cách chữa bằng bài thuốc dân gian dưới đây và áp dụng khi gặp tình trạng rắc rối này nhé! XEM NGAY!
Đau bụng, đầy hơi là gì?
Đau bụng, đầy hơi hay chướng bụng là do lượng hơi tăng lên trong đường tiêu hóa khi bị rối loạn chuyển hóa các chất tinh bột hoặc sự rối loạn lên men của vi sinh vật, chủ yếu là họ vi khuẩn đường ruột.
Đau bụng, đầy hơi là biểu hiện phổ biến trong cuộc sống hàng ngày
Hiện tượng này khiến bụng căng lên và phình ra, gây tức bụng, khó chịu. Khi lượng khí tích tụ lại quá nhiều mà không thoát ra được trong dạ dày và ruột sẽ gây nên chướng bụng, đầy hơi. Thông thường, sau mỗi bữa ăn 30 phút, chúng ta có cảm giác thoải mái vì thức ăn được tiêu hóa bớt. Tuy nhiên, ở những người bị đau bụng, đầy hơi thì hoàn toàn ngược lại, chúng gây ra cảm giác khó chịu ở bụng.
Thông thường, tình trạng đau bụng, đầy hơi có thể tự hết. Tuy nhiên, khi các triệu chứng trên không có dấu hiệu thuyên giảm mặc dù đã thay đổi thói quen ăn uống, bạn nên đi kiểm tra để biết tình trạng bệnh cụ thể (trào ngược dạ dày, ung thư dạ dày, co thắt đại tràng, viêm đại tràng, tá tràng, rối loạn tiêu hóa,...).
>>Xem thêm: Đi ngoài phân sống ở người lớn, cẩn thận bệnh viêm đại tràng “ghé thăm”
Top 4 bài thuốc dân gian chữa đau bụng, đầy hơi đơn giản, hiệu quả
Có rất nhiều cách chữa đau bụng, đầy hơi theo dân gian. Trong đó phải kể đến 5 phương pháp được áp dụng phổ biến như sau:
Chữa đau bụng, đầy hơi bằng tỏi
Theo nghiên cứu, tỏi chứa hàm lượng allicin cao có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, nó còn chứa hợp chất hữu cơ sulfur, glycosides, germanium, các loại vitamin và chất chống oxy hóa giúp phòng chống ung thư, kích thích tiêu hóa, giảm chướng bụng, khó tiêu.
Bạn có thể áp dụng bài thuốc trị đau bụng, khó tiêu với tỏi theo 2 cách sau:
Cách 1: Nướng một củ tỏi, bọc chúng vào băng gạc mỏng rồi đặt lên rốn. Sau vài phút, bạn sẽ xì hơi được ngay, bụng sẽ có cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn nhiều.
Cách 2: Giã nát 30g tỏi rồi trộn với 5g đường phèn. Tiếp theo, thêm 100ml nước ấm vào hỗn hợp, khuấy đều cho tới khi đường tan. Chia lượng nước tỏi này thành 2 phần, uống sau bữa ăn.
Gừng tươi giúp giảm hiện tượng đầy bụng
Theo y học cổ truyền, gừng vị cay, tính ấm, quy vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc, kích thích hệ tiêu hóa, chữa đầy hơi, chướng bụng.
Cách thực hiện: Gừng rửa sạch, gọt vỏ, thái thành lát mỏng. Đun sôi 100ml nước cho ra cốc, thả vài lát gừng, chờ trong 5 phút rồi uống. Sau 15 - 20 phút, cảm giác trướng bụng sẽ được thuyên giảm.
Bạc hà hỗ trợ hệ tiêu hóa
Lá bạc hà chứa menthol có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, làm tan các khí hơi – nguyên nhân gây trướng bụng.
Cách thực hiện: Cho lá bạc hà khô (50g), tinh dầu bạc hà (50g) vào rượu nặng 90 độ (100ml). Mỗi ngày uống 3 - 4 lần, mỗi lần lấy 5 - 10 giọt cho vào nước nóng để uống.
Ly nước bạc hà ấm cũng giúp bạn xua tan cảm giác khó chịu ở bụng
Chữa đau bụng, đầy hơi bằng quế
Quế không chỉ là gia vị phổ biến trong gian bếp mà còn là vị thuốc nổi tiếng có tác dụng chữa đau bụng, khó tiêu.
Thêm quế vào trong các món ăn hàng ngày không chỉ kích thích vị giác, thúc đẩy tiêu hóa mà còn đào thải lượng khí ga tồn đọng trong dạ dày ra ngoài, mang đến cảm giác dễ chịu.
Dân ta còn có mẹo chữa trướng bụng từ quế như sau: Đun sôi 250ml nước, thêm ½ thìa cà phê bột quế vào hòa tan trong nước. Gạn lấy nước uống sau khi ăn. Hoặc thêm ½ thìa bột quế vào trong ly sữa ấm, uống khi trướng bụng, đầy hơi.
Khánh Vũ