Bị đau bụng đi ngoài nên uống gì?

Khi bị đau bụng đi ngoài nên uống gì? – đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Hiện nay, không ít bệnh nhân đã sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Đại Tràng Á Âu và cải thiện được tình trạng trên nhanh chóng, không tái phát. Hãy đọc bài viết sau đây để biết lý do vì sao, bạn nhé! CLICK NGAY!

Tìm hiểu về tình trạng đau bụng đi ngoài

Đau bụng đi ngoài kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm như:

- Hội chứng ruột kích thích (IBS) hay viêm đại tràng co thắt.

- Rối loạn vi sinh đường ruột.

- Polyp đại trực tràng.

- Viêm đại tràng.

Nếu bạn thường xuyên bị đau bụng đi ngoài, triệu chứng ngày càng nặng và không được điều trị tận gốc thì có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như: Ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư gan, ung thư tuyến tụy.

Bị đau bụng đi ngoài nên uống gì?

Để mau chóng cải thiện triệu chứng, nhiều người thường đặt ra câu hỏi: “Bị đau bụng đi ngoài nên uống gì?”. Sử dụng tân dược khi bị đau bụng đi ngoài là lựa chọn được nhiều bệnh nhân quan tâm. Một số loại thuốc có thể được kê đơn là: Tetracyclin, ciprofloxacin, norfloxacin,… Ngoài ra, bác sĩ còn chỉ định bổ sung nước và điện giải nhằm lập lại cân bằng sinh hóa.

Tuy nhiên, các loại thuốc tây thường có nhiều tác dụng không mong muốn, gây hại đến gan, thận, dạ dày,… nên người bệnh cần thận trọng khi sử dụng, đặc biệt là đối với người già hoặc trẻ em bị đau bụng đi ngoài.

Vì lo ngại tác dụng phụ của thuốc tây mà nhiều người tin tưởng sử dụng một số bài thuốc dân gian để chữa đau bụng đi ngoài. Bạn có thể tham khảo để áp dụng tại nhà:

Nước mật ong

Lấy khoảng 10 - 15ml mật ong hòa cùng với nước ấm, uống sau mỗi bữa ăn để làm ấm bụng.

Gừng tươi và vỏ quất

Nấu 1 - 2 lít nước lọc với khoảng 20g gừng tươi và vỏ quất, dùng uống liên tục trong 4 ngày. Cách này có tác dụng làm ấm bụng và kích thích tiêu hóa, giúp làm giảm triệu chứng đau bụng, đi ngoài.

Rau sam

Trong rau sam chứa chất kháng sinh tự nhiên, có tác dụng chống nhiễm trùng và tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong đường ruột.

Cách thực hiện: Rau sam: 100g, cỏ sữa tươi 50g. Sắc hai nguyên liệu trên lấy nước đặc uống hàng ngày. Trường hợp đi ngoài ra máu, hãy bổ sung thêm nhọ nồi (20g), rau má (20g) để cầm máu.

Lá ổi

Lá ổi chứa chất tanin có tác dụng giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động và kháng khuẩn, giúp giảm đau bụng đi ngoài.

Nhai 7 - 9 búp ổi non cùng với muối trắng, nuốt phần nước cốt, bỏ bã. Mỗi ngày nhai 2 - 3 lần.

Chè xanh

Ngoài búp ổi, có thể nhai lá chè xanh với muối. Cũng thực hiện nuốt phần nước cốt của trà xanh cùng muối để kháng khuẩn cho dạ dày và hệ tiêu hóa.

Quả sung

Quả sung chứa nhiều thành phần giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn chặn tế bào ung thư hiệu quả.

Chuẩn bị quả sung bánh tẻ, thái lát mỏng. Sau đó đem phơi khô, tán thành bột và bảo quản trong lọ thủy tinh để sử dụng lâu dài. Mỗi lần dùng lấy khoảng 8 – 10g bột pha cùng nước lọc, uống 3 lần/ngày để cho hiệu quả tốt nhất.

Hạt vừng đen

Hạt vừng đen chứa dầu có tác dụng bôi trơn, tăng hình thành dịch mật, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Hãy rang nóng vừng đen sau đó lấy 1 muỗng canh tầm 15g, trộn với 1/3 muỗng canh mật ong, uống ngày 2 lần.

Hồng xiêm xanh

Hồng xiêm xanh có vị chát nên giúp chữa đau bụng đi ngoài khá hiệu quả. Lấy hồng xiêm xanh thái lát lỏng, phơi khô, sao vàng. Mỗi lần dùng lất tầm 10 lát, đổ ngập nước, sắc uống, ngày 2 lần.

Câu hỏi: “Người bị đau bụng đi ngoài nên uống gì?” đã có lời giải đáp. Theo các chuyên gia, để cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài hiệu quả, bệnh nhân nên ăn uống và sinh hoạt điều độ, uống thuốc theo chỉ dẫn để cải thiện sức khỏe.

Lê Lan

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo