Đi ngoài phân sống ở người lớn là vấn đề phổ biến. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó, nguy hiểm nhất phải kể đến là căn bệnh viêm đại tràng. Vậy làm sao để nhận biết được vấn đề sức khỏe này một cách chuẩn xác để có hướng điều trị kịp thời? Khi bị đi ngoài phân sống do viêm đại tràng thì nên ăn uống ra sao? Đọc ngay để biết!
Đi ngoài phân sống ở người lớn là tình trạng gì?
Đi ngoài phân sống là tình trạng phân lỏng, nát, không thành khuôn. Trong phân lợn cợn chất nhầy hoặc thức ăn chưa được tiêu hóa hết, thường có mùi chua,… Hiện tượng này khá phổ biến, nguyên nhân là do rối loạn tiêu hóa thông thường. Tuy nhiên, nếu đi vệ sinh phân sống kéo dài, kèm theo nhiều hiện tượng khác thì rất có thể bạn đã mắc bệnh lý phức tạp hơn, ví dụ như: Viêm đại tràng, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, nhiễm khuẩn đường ruột,...
Nếu bạn xuất hiện tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân sống, lỏng, nát, không thành khuôn kèm theo cảm giác đau bụng, mót đi ngoài, đi xong lại muốn đi tiếp,… thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo của bệnh viêm đại tràng.
Vì sao viêm đại tràng gây tình trạng đi ngoài phân sống ở người lớn?
Đại tràng (ruột già) là phần áp cuối của đường tiêu hóa với chức năng chính là hấp thu hết chất dinh dưỡng còn lại trong thức ăn và phân hủy cặn bã thành phân, sau đó thải ra ngoài qua hậu môn. Chính vì vậy, khi đại tràng bị viêm, nó không thực hiện tốt được chức năng tiêu hóa vốn có. Thức ăn không được phân hủy hết sinh ra hiện tượng đi ngoài phân sống kéo dài, phân lợn cợn lẫn thức ăn.
Bệnh viêm đại tràng chủ yếu xảy ra ở những người trên 50 tuổi. Khi mắc căn bệnh này, ngoài biểu hiện đi ngoài phân sống, bệnh nhân còn bắt gặp các triệu chứng như sau:
- Đau âm ỉ ở vùng bụng dưới. Vị trí đau có thể ở hai bên hố chậu, mạng sườn hoặc đau lan theo khung đại tràng.
- Bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa: Đi ngoài phân lỏng, phân táo, phân sống không thành khuôn. Có lúc lại bị táo lỏng xen kẽ.
- Trong phân có lẫn máu, chất nhày hoặc dịch mủ.
- Một số dấu hiệu khác: Mất ngủ, chán ăn, người mệt mỏi, sốt, trướng hơi, đầy bụng, sụt cân,…
Bệnh viêm đại tràng kéo dài qua nhiều năm có thể tiến triển thành ung thư. Chính vì vậy, bệnh nhân nên thận trọng với căn bệnh này khi có biểu hiện đi ngoài phân sống kéo dài.
Bị đi ngoài phân sống ở người lớn do viêm đại tràng nên ăn uống thế nào?
Thay đổi chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp cải thiện tình trạng đi ngoài phân sống do viêm đại tràng. Bệnh nhân cần tăng cường ăn chất xơ, đồng thời kiêng chất béo, chất kích thích và một số loại thuốc. Hãy lưu ý:
- Những ngày không đau: Tăng cường chất dinh dưỡng.
- Khi bị táo bón: Giảm chất béo, tăng chất xơ (đặc biệt là dưới dạng hòa tan như: Pectin, inuline, oligofructose,…). Ăn nhiều bữa nhỏ, khoảng hơn 2 tiếng lại ăn một lần.
- Khi bị tiêu chảy: Tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị “cọ xát”. Không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp. Nếu ăn trái cây tươi thì phải bỏ vỏ (kể cả nho). Có thể ăn trái cây xay nhừ.
- Tránh chất kích thích: Cà phê, chocolate, trà,…
- Hạn chế các sản phẩm từ sữa vì chúng chứa đường lactose rất khó tiêu. Ngoài ra, chất đạm của sữa có thể gây dị ứng cho bệnh nhân. Hãy thay thế bằng sữa đậu nành.
- Hạn chế dầu mỡ.
- Tránh các thuốc kháng viêm, giảm đau không steroid: Aspirin, ibuprofen,… vì có thể “ăn mòn” niêm mạc dạ dày, ruột, làm tăng nguy cơ xuất huyết.
Hiện nay, để cải thiện tình trạng đi ngoài phân sống ở người lớn do viêm đại tràng, các nhà khoa học khuyên người bệnh nên ăn uống, sinh hoạt điều độ, kết hợp dùng tân dược theo chỉ định của chuyên gia. Tuy nhiên, việc dùng thuốc tây điều trị chỉ giúp giảm triệu chứng đau bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy,… chứ không tác động vào nguyên nhân sâu xa gây bệnh là suy giảm miễn dịch niêm mạc đại tràng và tình trạng nhiễm giun sán. Đặc biệt, do bệnh có nhiều triệu chứng khác nhau nên điều trị bằng tây y thường phải kết hợp rất nhiều thuốc, gây ra các tác dụng phụ như: Kháng thuốc, đau dạ dày, dị ứng,… Vì vậy, hiện nay, rất nhiều bệnh nhân đã tin tưởng sử dụng sản phẩm có tác dụng hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp cải thiện các biểu hiện rối loạn tiêu hóa do đại tràng bị tổn thương hoặc kích thích, nâng cao sức đề kháng đường ruột có thành phần chính là bộ đôi cao sử quân tử & immunebiov (vách tế bào Lactobacillus rhamnosus) chứa kháng sinh thực vật, kháng viêm thực vật, kết hợp với các thảo dược quý khác như: Bạch truật, hoàng cầm, mộc hương,...
Mai Lan