Viêm đại tràng và 6 thông tin quan trọng nhất để trị bệnh hiệu quả

Viêm đại tràng là bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến do nhiều nguyên nhân. Hiện nay, nhiều người bệnh còn chưa biết rõ các dấu hiệu đặc trưng của bệnh để có biện pháp điều trị sớm. Vậy, viêm đại tràng là bệnh gì? Cách chữa như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý tiêu hóa phổ biến này.

Viêm đại tràng là gì?

Viêm đại tràng là hiện tượng lớp niêm mạc đại tràng bị viêm, sung huyết. Viêm đại tràng gây ra tình trạng đau bụng, khó chịu, sốt,… cho người bệnh. Viêm đại tràng cấp tính thường xuất hiện đột ngột và gây ra những cơn đau nghiêm trọng. Trong khi đó, viêm đại tràng mạn tính thường kéo dài, tái phát nhiều lần, thậm chí suốt cả đời và hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm.

Viêm đại tràng có thể gây đau bụng, khó chịu cho người bệnh

Viêm đại tràng có thể gây đau bụng, khó chịu cho người bệnh

Viêm đại tràng được chia thành các loại như sau:

  • Viêm loét đại tràng: Là tình trạng xuất hiện các vết loét và có thể gây viêm mạn tính trên niêm mạc đại tràng. Viêm loét đại tràng là một tình trạng tự miễn dịch của cơ thể.
  • Viêm đại tràng giả mạc: Xảy ra khi ruột kết bị viêm do sự phát triển quá mức của vi khuẩn Clostridioides difficile (loại vi khuẩn có hại luôn tồn tại trong đường ruột nhưng không gây bệnh do sự cân bằng với vi khuẩn có lợi). Thường xảy ra ở người bị mất cân bằng vi khuẩn đường ruột do dùng thuốc hoặc hệ miễn dịch bị suy yếu.
  • Viêm đại tràng vi thể: Là tình trạng rối loạn miễn dịch, gây viêm nhiễm ở niêm mạc đại tràng với biểu hiện tiêu chảy kéo dài, đau bụng, đầy trướng, sụt cân, nôn mửa, mất nước. Tuy nhiên, các xét nghiệm cận lâm sàng chỉ phát hiện vấn đề ở kết quả mô học, còn nội soi không thấy tổn thương đại tràng. Hiện nay, viêm đại tràng vi thể được phân thành 2 dạng chính là viêm đại tràng lympho và viêm đại tràng collagen. Thống kê cho thấy, phụ nữ mắc bệnh viêm đại tràng vi thể có tỷ lệ cao hơn nam giới. Ngoài ra, người ở độ tuổi 50 - 70, người hay hút thuốc lá, người có bệnh tự miễn... cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ: Bệnh xảy ra khi lưu lượng máu đến ruột kết bị giảm và gây viêm, phổ biến nhất là do huyết khối. Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ thường xuất hiện nhiều ở người cao tuổi có bệnh lý tim mạch tiềm ẩn nhiều hơn so với người trẻ (viêm mạch, suy tim), tiểu đường, ung thư ruột kết, tác dụng phụ của thuốc...
  • Cytomegalovirus viêm đại tràng: Thường xảy ra ở người bị ức chế hoặc suy giảm miễn dịch, do virus Cytomegalovirus gây ra.
  • Viêm đại tràng dị ứng ở trẻ sơ sinh: Xảy ra khi hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh 2 tháng đầu đời phản ứng quá mức với protein sữa hoặc các chất dị ứng khác, kí sinh trùng gây viêm đại tràng. Trẻ thường có biểu hiện trào ngược, nôn trớ, quấy khóc và có thể lẫn máu trong phân.
  • Viêm ruột (IBD): Là tình trạng viêm mạn tính hoặc tái phát của đường tiêu hóa, kết hợp cả viêm loét đại trực tràng và bệnh Crohn. Trong đó, viêm loét đại trực tràng là tình trạng viêm lan tỏa, viêm trợt và loét niêm mạc, không đặc hiệu, tổn thương không rõ nguồn gốc liên tiếp. Còn bệnh Crohn là tình trạng viêm mạn tính không rõ nguyên nhân, tổn thương phân bố không liên tục, có thể gây ra dò tất cả các lớp của đường tiêu hóa.

Một số loại viêm đại tràng thường gặp

Một số loại viêm đại tràng thường gặp

Nguyên nhân gây viêm đại tràng

Viêm đại tràng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm đại tràng:

Nhiễm khuẩn đường ruột

Virus, vi khuẩn và các loại ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể có thể dẫn đến viêm đại tràng, chẳng hạn như:

  • Các loại virus, vi khuẩn xâm nhập qua đường tiêu hóa như Shigella, E Coli, Salmonella và Campylobacter,…

  • Các ký sinh trùng có thể xâm nhập qua nguồn nước như giardia, entamoeba histolytica,…

  • Vi khuẩn Clostridium difficile gây viêm đại tràng giả mạc, thường gặp ở các đối tượng bị bệnh Crohn hoặc đang dùng kháng sinh dài ngày.

Thiếu máu cục bộ

Xơ vữa động mạch, phình đại tràng, xoắn ruột,... có thể gây thiếu máu cục bộ, khiến đại tràng bị mất nguồn cung cấp máu và dẫn đến hiện tượng viêm. Bên cạnh đó sự xuất hiện các cục máu đông trong bệnh thiếu máu cục bộ cũng có thể làm giảm lưu lượng máu đến ruột, tắc nghẽn động mạch, đại tràng.

Táo bón kéo dài

Táo bón kéo dài kèm theo tình trạng đau bụng âm ỉ, đi ngoài ra máu sẽ dẫn đến viêm đại tràng cấp tính. Nếu không điều trị triệt để, tình trạng này còn có thể tiến triển thành ung thư đại tràng.

Viêm đại tràng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Viêm đại tràng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Tác dụng phụ của thuốc tây y

Lạm dụng các thuốc tây y trong giảm đau, chống viêm hay các kháng sinh có thể vô tình tiêu diệt những vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây hại phát triển mạnh mẽ, tấn công đại tràng.

Nhiễm độc

Một số kim loại có độc tính mạnh như asen, chì, thủy ngân,... có thể làm tổn thương niêm mạc đại tràng, gây viêm đại tràng cấp tính.

Stress, căng thẳng

Tâm lý căng thẳng, thường xuyên chịu áp lực, lo lắng gây ra tình trạng mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa của người bệnh.

Đối tượng dễ mắc bệnh viêm đại tràng

Thống kê mới nhất cho thấy khoảng 20% dân số Việt Nam mắc bệnh viêm đại tràng. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào nhưng xác suất gặp thường cao nhất ở những đối tượng sau đây:

  • Đối tượng 15 – 30 hoặc 60 – 80 tuổi.

  • Người đã từng bị viêm đại tràng trước đây, tiền sử gia đình có người bị viêm loét đại tràng.

  • Người da trắng hoặc gốc Do Thái: Nghiên cứu cho thấy, những đối tượng này có nguy cơ cao mắc viêm đại tràng.

  • Người thường xuyên hút thuốc lá.

  • Người dùng thuốc kháng sinh dài hạn, ức chế miễn dịch, tránh thai hoặc giảm đau NSAIDs.

  • Đang nằm viện, đang được hóa trị.

  • Người có các vấn đề về tim mạch gây thiếu máu cục bộ như người đang mắc bệnh tim hoặc có nguy cơ mắc bệnh suy tim, huyết áp thấp,...

Số lượng người bị viêm đại tràng ngày càng gia tăng

Số lượng người bị viêm đại tràng ngày càng gia tăng

Cách chẩn đoán viêm đại tràng

Để xác định viêm đại tràng, bác sĩ có thể dựa vào triệu chứng lâm sàng của người bệnh. Ngoài ra, để chẩn đoán chính xác hơn, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện thêm các phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng.

Chẩn đoán lâm sàng

Tùy thuộc vào từng loại viêm đại tràng mà các dấu hiệu có thể khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh sẽ có biểu hiện sau:

1/ Các triệu chứng điển hình

  • Người bệnh thường bị đau bụng. Cơn đau có mức độ từ nhẹ đến nặng, xuất hiện đột ngột hoặc dai dẳng kéo dài. Trường hợp viêm đại tràng cấp tính, có thể xuất hiện cơn đau quặn ở bụng dưới hoặc chạy dọc theo vị trí của đại tràng.

  • Chướng bụng, đầy hơi: Bụng có cảm giác căng tức, ăn khó tiêu, đầy hơi.

  • Tiêu chảy bình thường hoặc có kèm mủ, phân lẫn máu. Người bệnh có thể bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày.

  • Mệt mỏi, sụt cân bất thường, chán ăn.

  • Trường hợp nặng có thể xuất hiện cảm giác khó thở, sốt, rối loạn nhịp tim.

2/ Các triệu chứng không điển hình

Ngoài các triệu chứng như trên, người bệnh có thể gặp phải một số dấu hiệu khác như viêm khớp, da sưng đỏ, bị kích ứng, xuất hiện các vết loét, mắt đỏ ngầu,...

Xét nghiệm cận lâm sàng

Để chẩn đoán chính xác người bệnh có mắc viêm đại tràng hay không, có thể chỉ định các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm sinh hóa: Bao gồm các xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm nồng độ natri, kali, creatinine, xét nghiệm mẫu phân,…

Xét nghiệm công thức máu được thực hiện để tìm nguyên nhân viêm đại tràng

Xét nghiệm công thức máu được thực hiện để tìm nguyên nhân viêm đại tràng

  • Nội soi đại tràng: Giúp kiểm tra toàn bộ chiều dài của đại tràng, tầm soát ung thư, đặc biệt với người bệnh xuất hiện tình trạng phân lẫn máu, mủ.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Giúp xác định chính xác vị trí, mức độ tổn thương. Bao gồm các phương pháp như chụp X-quang, cắt lớp vi tính, siêu âm, thụt bari,…

Viêm đại tràng có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời:

  • Xuất huyết tiêu hóa: Đại tràng bị tổn thương do các tác nhân như rượu bia, đồ ăn nhiễm khuẩn, kháng sinh gây xuất huyết đại tràng ồ ạt. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

  • Thủng đại tràng: Viêm loét đại tràng không được điều trị sớm có nguy cơ dẫn đến thủng đại tràng. Biến chứng này rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Khi thủng đại tràng, vi khuẩn sẽ xâm nhập từ đại tràng vào ổ bụng, gây nhiễm khuẩn tiêu hóa.

  • Ung thư đại tràng: Viêm đại tràng có thể tiến triển thành ung thư đại tràng. Đây là một biến chứng vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị bệnh sớm thì có thể hồi phục.

  • Một số biến chứng khác: Viêm đại tràng tiến triển nặng có thể dẫn đến hội chứng Guillain – Barre, viêm đường mật xơ cứng nguyên phát, hội chứng tan máu, tắc ruột, áp xe ruột, áp xe vùng chậu,...

Viêm đại tràng có thể dẫn đến ung thư đại tràng

Viêm đại tràng có thể dẫn đến ung thư đại tràng

Cách điều trị viêm đại tràng

Viêm đại tràng có tự khỏi không, có cần điều trị không là băn khoăn của nhiều người bệnh. Câu trả lời là viêm đại tràng không thể tự khỏi và thậm chí còn có tỷ lệ tái phát với tần suất khá cao. Do đó, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và thể trạng của người mắc, các bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị viêm đại tràng phù hợp.

Thuốc trị viêm đại tràng

Các thuốc tây y thường được sử dụng giúp cải thiện cơn đau nhức cấp tính do viêm đại tràng gây ra. Các thuốc được sử dụng phổ biến như:

  • Thuốc giảm đau chống viêm nhóm corticosteroid, 5-aminosalicylate,…

  • Thuốc ức chế miễn dịch: Tofacitinib, cyclosporine, azathioprine,…

  • Thuốc sinh học: Adalimumab, infliximab, ustekinumab,…

  • Thuốc kháng sinh trị nhiễm khuẩn: Axit quinolinic, metronidazole, vancomycin,…

  • Thuốc chống tiêu chảy: Bismuth subsalicylate, cholestyramine,  budesonide,…

  • Các thuốc chống co thắt, giảm đau và các loại thuốc/viên uống bổ sung sự thiếu hụt dinh dưỡng.

Phẫu thuật chữa viêm đại tràng

Khi các phương pháp điều trị khác không đáp ứng hoặc không mang lại hiệu quả như mong muốn, người bệnh có thể được phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng, trực tràng.
Các phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định như:

  • Nối hồi tràng - Hậu môn.
  • Cắt bỏ một phần trực tràng/đại tràng.
  • Cắt hồi tràng.

Người bệnh viêm đại tràng có thể được chỉ định phẫu thuật

Người bệnh viêm đại tràng có thể được chỉ định phẫu thuật

Cải thiện viêm đại tràng bằng lối sống

Ngoài những phương pháp điều trị trên, người bệnh nên kết hợp thêm chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt hàng ngày giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả. Cụ thể, người bệnh nên:

  • Lựa chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, các loại thực phẩm giàu đạm, protein, chất cơ, giúp đại tràng dễ hấp thu dinh dưỡng.

  • Tránh một số đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, những thực phẩm này có thể làm người bệnh bị đầy hơi, khó chịu.

  • Hạn chế các chất kích thích như bia, rượu, trà, cafe,… Thực phẩm có tính cay nóng hoặc các loại gia vị tương tự như tiêu, ớt,…

  • Ăn uống điều độ, đúng bữa. Không ăn quá no, ăn chậm, nhai kỹ giúp đại tràng giảm bớt gánh nặng.

  • Uống đủ nước mỗi ngày, uống nước khi mới ngủ dậy, trước khi ăn khoảng 1 giờ sẽ giúp đại tràng hoạt động tốt hơn.

Người mắc bệnh viêm đại tràng nên hạn thực phẩm chiên rán, cay nóng

Người mắc bệnh viêm đại tràng nên hạn thực phẩm chiên rán, cay nóng

Đẩy lùi viêm đại tràng bằng thảo dược

Để đẩy lùi viêm đại tràng và phòng ngừa biến chứng do bệnh gây ra, bạn nên kết hợp sử dụng các kháng sinh thực vật như Sử quân tử. Nghiên cứu cho thấy, thảo dược này giúp:

  • Tăng cường miễn dịch và tiêu diệt giun sán (nguyên nhân quan trọng gây tình trạng bệnh đại tràng của người Việt Nam). 
  • Giảm các triệu chứng do viêm đại tràng cấp và mạn tính gây ra như: Đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón, phân sống.

Kết hợp Sử quân tử với ImmunebioV (vách tế bào Lactobacillus rhamnosus) sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và bảo vệ đại tràng tốt hơn. Ngoài ra, sự phối hợp này cũng giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng như đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, phục hồi niêm mạc bị tổn thương và ngăn ngừa tình trạng viêm tái phát.

Ngoài Sử quân tử, nhiều người cũng truyền miệng sử dụng các mẹo như dùng lá mơ, thụt tháo đại tràng bằng cà phê. Tuy nhiên bạn không nên áp dụng theo những cách chữa viêm đại tràng tại nhà, chưa được nghiên cứu hiệu quả này để tránh "tiền mất tật mang".

Trên đây là 6 thông tin quan trọng nhất về viêm đại tràng. Nếu bạn còn những thắc mắc khác liên quan đến viêm đại tràng và cách cải thiện bằng thảo dược, vui lòng để lại bình luận dưới bài viết, đội ngũ chuyên gia sẽ giải đáp ngay.

Thảo Ngọc

Nguồn tham khảo: niddk.nih.govhealthline.comncbi.nlm.nih.gov

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo