Giải pháp cải thiện tiêu chảy kéo dài an toàn, hiệu quả

Tiêu chảy kéo dài là bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Mất nước, suy dinh dưỡng, suy thận,… Vậy triệu chứng của tiêu chảy kéo dài là gì? Nguyên nhân nào gây bệnh? Cách cải thiện như thế nào là an toàn, hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây để có câu trả lời cho những thắc mắc trên nhé!

Tiểu chảy là gì?

Thông thường, thức ăn khi đưa vào cơ thể sau 2 - 3 ngày sẽ được hấp thu triệt để nước, chất dinh dưỡng. Các chất cặn bã sẽ được thải ra ngoài. Do đó, một người khỏe mạnh có thể đi đại tiện 1 - 2 lần/ngày, phân thành khuôn, không lỏng hoặc nát.

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày, được chia thành 2 dạng là:

- Tiêu chảy cấp: Xảy ra khi cơ thể bị dị ứng thức ăn, nhiễm khuẩn. Tình trạng này có thể kéo dài từ 1 - 2 tuần.

- Tiêu chảy mạn (tiêu chảy kéo dài): Bệnh kéo dài 4 tuần trở lên. Lúc này, người bệnh dễ bị suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể và việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.

Tiêu chảy kéo dài do đâu?

Tiêu chảy kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người mắc mà còn có thể làm tổn hại sức khỏe nghiêm trọng. Một số nguyên nhân gây bệnh như:

Chế độ ăn uống không hợp lý

Ăn nhiều chất béo hoặc thực phẩm tinh chế có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm đường ruột, gây tiêu chảy kéo dài. Chế độ ăn kiêng cũng có thể thúc đẩy nguy cơ mắc bệnh.

Do vi khuẩn

Tiêu chảy kéo dài có thể do virus, phổ biến là:

- Salmonella: Vi khuẩn đường ruột thường gây ra các bệnh như thương hàn, phó thương hàn, nhiễm trùng máu, ngộ độc thực phẩm và tiêu chảy kéo dài. Các triệu chứng thường gặp của bệnh nhân nhiễm Salmonella là tiêu chảy, buồn nôn và nôn, thường xuất hiện trong khoảng 12 đến 36 giờ sau khi tiêu thụ thực phẩm chứa vi khuẩn.

- Escherichia coli (E. coli): Sống chủ yếu trong hệ thống đường ruột và có số lượng lớn nhất trong hệ vi sinh vật của cơ thể. Có nhiều loại E. coli, bình thường chúng không gây hại mà góp phần quan trọng trong việc giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Nhưng khi cơ thể yếu, tạo ra các điều kiện thích hợp cho sự xâm nhập và sinh trưởng của một số nhóm E. coli thì chúng có khả năng gây tiêu chảy kéo dài.

- Campylobacter jejuni (C. jejuni): Là một tác nhân gây viêm ruột cấp tính, xâm nhập vào cơ thể do ăn uống thực phẩm hay nước bị nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với động vật. Bệnh viêm ruột gây này gây tiêu chảy cấp ở người.

- Shigella: Vi khuẩn gây bệnh lỵ trực khuẩn ảnh hưởng đến ruột. Shigella được xem là tác nhân hàng đầu gây bệnh tiêu chảy trên toàn thế giới. 

Hệ miễn dịch suy yếu

Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch bình thường là tấn công và tiêu diệt những yếu tố lạ từ bên ngoài như vi khuẩn, virus, nấm và các vi sinh vật khác. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch suy yếu, các tế bào trong đường tiêu hóa sẽ bị tấn công và tiêu diệt, dẫn đến viêm nhiễm, gây tiêu chảy kéo dài.

he-mien-dich-suy-yeu-co-the-gay-tieu-chay-keo-dai.webphe-mien-dich-suy-yeu-co-the-gay-tieu-chay-keo-dai.webpHệ miễn dịch suy yếu có thể gây tiêu chảy kéo dài

Hệ miễn dịch suy yếu có thể gây tiêu chảy kéo dài

Triệu chứng tiêu chảy kéo dài là gì?

Khi bị tiêu chảy, người bệnh thường gặp các triệu chứng như:

- Đi đại tiện nhiều lần: Đi ngoài nhiều lần trong ngày, tiểu són, mót rặn, đi cầu ra máu.

- Đau bụng: Đau âm ỉ hoặc đau quặn bụng, bụng trướng hơi.

dau-bung-la-trieu-chung-cua-tieu-chay-keo-dai.webpdau-bung-la-trieu-chung-cua-tieu-chay-keo-dai.webpĐau bụng là triệu chứng của tiêu chảy kéo dài

Đau bụng là triệu chứng của tiêu chảy kéo dài

- Đau đầu chóng mặt, cơ thể mệt mỏi: Cơ thể mất nước khiến người bệnh tụt huyết áp, dễ dẫn tới đau đầu, chóng mặt.

- Sốt, chuột rút, da lạnh, khô da.

- Tiểu ra nước màu vàng đậm, rất ít hoặc không có nước tiểu.

Thu Lan

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo