Sốt tiêu chảy có nguy hiểm không? TÌM HIỂU NGAY!

Nội dung chính trong bài [Ẩn]

Sốt tiêu chảy là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nhiễm khuẩn đường ruột, xảy ra do nhiều nguyên nhân. Khi có các biểu hiện này, người bệnh cần được xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. Vậy lời khuyên của các chuyên gia là gì? Hãy tham khảo ngay những thông tin hữu ích trong nội dung bài viết dưới đây!

Triệu chứng của sốt tiêu chảy

Người bị sốt tiêu chảy thường có các triệu chứng như:

- Đau bụng, đi ngoài trên 3 lần/ngày.

- Tình trạng tiêu chảy kéo dài vài ngày, thậm chí vài tuần.

- Phân lỏng, kèm theo chất nhầy và sủi bọt, trường hợp nặng phân có thể lẫn máu.

- Thân nhiệt nóng, sốt trên 37 độ, cơ thể nhiều lúc ớn lạnh.

- Người mệt mỏi, suy kiệt, cổ họng khô, khát nước.

Người bị tiêu chảy thường sốt trên 37 độ, cơ thể nhiều lúc ớn lạnh

Người bị tiêu chảy thường sốt trên 37 độ, cơ thể nhiều lúc ớn lạnh

Sốt tiêu chảy thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 60 tuổi. Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là:

Tiêu chảy do virus

Theo đó, virus Rota chính là “thủ phạm” lớn nhất gây nên tình trạng tiêu chảy do virus. Chúng có dạng vòng và các chủng virus nhóm A, B, C chuyên gây bệnh cho người. Đại dịch tiêu chảy ở trẻ nhỏ là do nhóm A, còn lại nhóm B, C thường gây ra các vụ dịch rải rác, thường gặp ở trẻ lớn và người trưởng thành.

Bên cạnh đó, virus Rota có khả năng lây nhiễm cao do chúng có thể sống lâu trong nước. Chính vì vậy, virus này có thể lây qua đường phân, miệng và các đồ vật tiếp xúc.

Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, virus này tấn công vào hệ tiêu hóa, khiến bé bị tiêu chảy, sốt cao, mất nước, nếu không được xử lý kịp thời có thể sẽ dẫn đến tử vong.

Virus là nguyên nhân gây sốt tiêu chảy

Virus là nguyên nhân gây sốt tiêu chảy

Tiêu chảy do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng

Đây là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng tiêu chảy do ăn phải những thực phẩm bẩn, chứa vi khuẩn gây bệnh như: Salmonella, Clostridium, khuẩn tụ cầu,… Các vi khuẩn này khi vào cơ thể sẽ kích thích mô trong đường tiêu hóa, từ đó gây ra triệu chứng buồn nôn tiêu chảy, sốt,…

Các thực phẩm tái sống như: Gỏi, rau sống,… sẽ tiềm ẩn nhiều vi khuẩn E.coli, giun sán. Các loại ký sinh trùng này rất dễ đi vào trong cơ thể, gây rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Sốt tiêu chảy có nguy hiểm không?

Trường hợp tiêu chảy kèm theo sốt nhẹ, nếu được chăm sóc đúng cách, triệu chứng sẽ giảm dần và tự khỏi sau vài ngày.

Tuy nhiên, với những trường hợp tiêu chảy kéo dài sẽ khiến cơ thể sẽ mệt mỏi, suy nhược trầm trọng. Nếu lên cơn sốt cao có thể gây sốc phản vệ hoặc co giật, mất nước nặng dẫn tới suy thận, hôn mê, thậm chí có thể tử vong.

Để phòng bệnh, người mắc nên:

- Vệ sinh sạch sẽ: Rửa tay đúng chuẩn bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

Vệ sinh sạch sẽ giúp hạn chế mắc tiêu chảy kèm sốt

Vệ sinh sạch sẽ giúp hạn chế mắc tiêu chảy kèm sốt

- Vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh.

- Mỗi gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi.

- Không đổ rác thải, phân xuống ao, hồ.

-  Không sử dụng phân tươi, phân chưa xử lý đảm bảo vệ sinh để bón cây trồng.

-  Hạn chế ra vào vùng đang có dịch.

Sử dụng nguồn thực phẩm đảm bảo.

Ngọc Huyền


Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo