Viêm đại tràng là bệnh lý đường tiêu hóa đang ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Nhiều người thắc mắc là bị viêm đại tràng có đau bụng không? Hiện nay, có những phương pháp nào giúp điều trị bệnh hiệu quả, an toàn? Để có câu trả lời cho thắc mắc trên, mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung bài viết sau đây!
Bị viêm đại tràng có đau bụng không?
Theo giới chuyên gia, viêm đại tràng là một trong số các bệnh lý đường tiêu hóa khiến người mắc thường xuyên phải chịu đựng cơn đau vùng bụng. Cơn đau trong viêm đại tràng được mô tả như sau:
- Cơn đau không tập trung ở một số khu vực cụ thể mà xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau.
- Cơn đau không đồng đều, khi thì đau âm ỉ kéo dài, có lúc lại đau dữ dội do các cơn co thắt xuất hiện.
- Cơn đau tăng mạnh sau khi người mắc sử dụng thức ăn chua cay hoặc uống nhiều bia rượu.
Cơn đau bụng do viêm đại tràng thường kèm theo cảm giác khó chịu cho người mắc. Nếu dùng tay ấn vào vùng bụng sẽ cảm thấy bụng mềm hoặc căng trướng. Đôi khi, có thể sờ thấy các cục u cứng nổi lên dọc theo khung đại tràng.
>>> XEM NGAY: Người bị đau bụng đi ngoài nên ăn gì? Xem ngay lời giải đáp tại đây!
Bên cạnh triệu chứng đau bụng, viêm đại tràng thường đi kèm các triệu chứng sau:
- Rối loạn tiêu hóa: ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài phân sống,...
- Đại tiện bất thường: thay đổi giờ giấc đi đại tiện bất kể ngày đêm, đi nhiều lần trong ngày, phân táo - lỏng xen kẽ, cảm giác muốn rặn mặc dù mới đi đại tiện xong.
- Tính chất phân: lẫn nhầy, máu.
Cơn đau bụng trong bệnh viêm đại tràng diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội
Điều trị viêm đại tràng
Viêm đại tràng là bệnh lý khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát. Theo chuyên gia, điều trị viêm đại tràng cần đảm bảo nguyên tắc chung là kết hợp điều trị nội ngoại khoa toàn diện và thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống, làm việc cho phù hợp. Cụ thể:
- Điều trị nội khoa chủ yếu là phương pháp điều trị bằng thuốc (kháng sinh, kháng nấm, chống ký sinh trùng, thuốc giảm đau, giảm co thắt, chống nôn) thông qua đường uống hoặc tiêm truyền.
- Các trường hợp cần can thiệp ngoại khoa bao gồm: viêm đại tràng diễn biến nặng, polyp đại tràng, ung thư đại tràng,...
- Điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống:
- Nghỉ ngơi hợp lý.
- Vận động thể lực thường xuyên.
- Trường hợp tiêu chảy: không nên ăn rau sống, trái cây khô, đồ lạnh/
- Trường hợp táo bón: nên giảm chất béo, tăng chất xơ hòa tan, chia thành nhiều bữa nhỏ.
- Tránh thức uống kích thích như trà, cà phê, rượu bia,...
- Sử dụng thảo dược tự nhiên
Các dược liệu có vai trò hỗ trợ hệ tiêu hóa đường ruột bao gồm: sử quân tử, hoàng cầm, bạch truật, mộc hương,... Trong đó, không thể không nhắc tới sử quân tử. Đây là một thảo dược đóng vai trò hỗ trợ hệ tiêu hóa, phục hồi niêm mạc bị tổn thương, giảm các triệu chứng đau bụng, ợ hơi, chướng bụng, khó tiêu, đi ngoài phân lỏng, táo bón,... Bên cạnh đó, sử quân tử còn có tác dụng dự phòng bệnh đại tràng đối với những người khỏe mạnh và ngăn ngừa tái phát bệnh.
Sử quân tử giúp phục hồi niêm mạc đại tràng bị tổn thương, giảm đau bụng do viêm đại tràng
Như vậy, cần khẳng định lại: viêm đại tràng có gây đau bụng. Mức độ và vị trí đau phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Vì vậy, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám để có hướng xử lý kịp thời. Mọi thắc mắc về viêm đại tràng và các vấn đề liên quan, bạn đọc vui lòng điền thông tin tại đây để được chuyên gia tư vấn.
Tham khảo:
https://www.medicinenet.com/abdominal_pain_causes_remedies_treatment/article.htm