Đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy, buồn nôn có nguy hiểm không?
Để giải đáp “Đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy, buồn nôn có nguy hiểm không?” cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh và biến chứng của từng nguyên nhân đó. Cụ thể:
- Rối loạn tiêu hoá: người bệnh cảm thấy đau bụng âm ỉ, có lúc đau quặn bụng, đau ở nhiều vị trí, kèm theo tiêu chảy, buồn nôn, ợ chua, ăn uống kém.
- Ngộ độc thực phẩm: hiện tượng đau quặn bụng, tiêu chảy diễn ra sau bữa ăn khoảng 3 giờ, có thể nghi ngờ là do ngộ độc thực phẩm. Một số loại thực phẩm dễ gây ngộ độc là nấm, cá nóc, củ mọc mầm,... Chúng ta nên lựa chọn nguồn thực phẩm rõ ràng, chế biến với nhiệt độ thích hợp và đảm bảo vệ sinh. Rõ ràng, biểu hiện nôn và tiêu chảy xuất hiện sau bữa ăn giúp chúng ta có căn cứ và biện pháp điều trị. Nhưng ở một số người, chất độc có thể gây nguy hiểm tới tính mạng tức thì.
- Viêm đại tràng: bệnh nhẹ thì gây chảy máu, nặng hơn thì xuất hiện vết loét, xung huyết và xuất huyết, có hoặc không các ổ áp xe nhỏ. Nặng nhất là biến chứng ung thư đại tràng.
- Nhiễm khuẩn E.coli - vi khuẩn gây tiêu chảy. Người bệnh thường gặp phải các triệu chứng tiêu chảy, mất nước từ nhẹ đến nặng, mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng. Nhiễm E.coli không quá nguy hiểm nếu sớm điều trị bằng thuốc trị tiêu chảy.
Qua những thông tin về nguyên nhân và biến chứng, chúng ta có thể thấy phần đa tình trạng đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy, buồn nôn không gây ảnh hưởng tức thì tới tính mạng người mắc nhưng gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không có giải pháp sớm chấm dứt bệnh.
Cách cải thiện bệnh bền vững
Hiện nay khi gặp phải tình trạng đau bụng từng cơn kèm theo buồn nôn, tiêu chảy, cách điều trị chủ yếu là sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm, kháng sinh, cầm tiêu chảy, chống nôn,... Tuy nhiên, việc điều trị chỉ giúp giảm triệu chứng tạm thời. Do đó, bạn bị lặp lại tình trạng bệnh sau 2-3 ngày dừng thuốc là điều dễ hiểu.
Những biện pháp sau đây sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh bền vững:
- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều gluten như lúa mì, lúa mạch. Lý do: gluten làm tăng nhạy cảm đường ruột và có thể làm các triệu chứng của viêm đại tràng co thắt trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tránh các thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng như kẹo ngọt, thức uống có ga, thức ăn đóng hộp,...
- Ghi nhớ thức ăn đã từng gây dị ứng, tránh ăn lại.
- Chia nhỏ bữa ăn, ăn chín uống sôi.
- Sử dụng thảo dược tự nhiên: sử quân tử, bạch truật, mộc hương,...
- Sử quân tử có tác dụng diệt giun mạnh, sát trùng và khoẻ tỳ vị.
- Bạch truật có tác dụng chống viêm nhờ chứa các hoạt chất atractylenolide I, II, III.
- Mộc hương được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh đại tràng có liên quan đến liên cầu và tụ cầu vàng.
Do đó, thăm khám y khoa định kỳ sẽ giúp bạn sớm chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh.
Chúc bạn sức khỏe!