Tác nhân gây ra bệnh tiêu chảy nhiễm trùng có mặt khắp nơi, xem ngay!

Bệnh tiểu chảy nhiễm trùng xuất hiện ở cả trẻ em cũng như người lớn và thường có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, ở những trường hợp phát hiện muộn có thể gây ra nhiều biến chứng hoặc lây lan và trở thành dịch lớn. Vậy căn bệnh này xuất phát từ những nguyên nhân nào? Triệu chứng của bệnh ra sao? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy nhiễm trùng

Mặc dù chứng tiêu chảy nhiễm trùng có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào nhưng người lớn tuổi và trẻ em lại là những đối tượng có nguy cơ mắc cao nhất do hệ miễn dịch kém. Vậy bệnh lý này xuất phát từ những nguyên nhân nào? Sau đây là một số tác nhân thường gặp nhất:

- Virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể thông qua đường miệng. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất đối với phần lớn trường hợp mắc phải bệnh lý này. Không chỉ thức ăn mà nước uống cũng có thể chứa mầm bệnh rất cao, nhất là những nguồn nước bị nhiễm bẩn. 

Virus gây bệnh tiêu chảy thường xâm nhập qua đường miệng

- Vệ sinh cá nhân kém cũng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây bệnh.

- Một số mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể khiến các mô trong đường tiêu hóa bị kích thích, làm tăng nguy cơ tổn thương, viêm nhiễm.

- Một số thực phẩm được chế biến nhưng không đảm bảo sạch sẽ, thức ăn ôi thiu hoặc không được nấu chín thường tồn tại rất nhiều salmonella. Đây là một loại vi khuẩn có khả năng gây ngộ độc rất cao khi ăn phải chúng. 

- Thực phẩm từ thịt, cá vẫn còn tồn tại độc tố của tụ cầu. Mặc dù tụ cầu có thể chết khi nấu chín nhưng độc tố thì không bị phân hủy mà vẫn tồn tại. Khi ăn phải chúng, cơ thể sẽ bị tấn công và dẫn đến tiêu chảy.

- Clostridium cũng là một loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh tiêu chảy, thường tồn tại trong các thực phẩm đóng hộp, điển hình như thịt hộp. Loại độc tố của clostridium còn có thể gây liệt cơ đối trong một số trường hợp nặng.

- Rau sống được tưới bằng nguồn nước bẩn hoặc phân tươi có thể truyền giun, sán hoặc vi khuẩn E.coli. Khi ăn phải nguồn rau sống bẩn này sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy hoặc làm bùng phát một số dịch bệnh như: Thương hàn, tả, lỵ.

>>Xem thêm: Mách bạn 3 cách chữa viêm đại tràng bằng lá ổi. CLICK XEM NGAY!

Các triệu chứng thường gặp ở bệnh tiêu chảy nhiễm trùng

Khi bị vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy nhiễm trùng tấn công, cơ thể người mắc thường xuất hiện một số triệu chứng đặc trưng như: Phát sốt và tiêu chảy. Ở mức độ nhẹ, những triệu chứng này chỉ gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Nhưng với những trường hợp nặng thì chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Đồng thời, ở giai đoạn toàn phát, bệnh nhân có thể xuất hiện một số biểu hiện như:

Đau bụng, co thắt

Đau bụng là một trong những triệu chứng phổ biến ở người bị tiêu chảy và thường diễn ra nặng nề hơn khi nhu động ruột co bóp mạnh. Một số trường hợp còn thấy đau tức vùng bụng dọc theo khung đại tràng. Đồng thời, đây cũng là triệu chứng cảnh báo về tình trạng ruột già bị tổn thương. 

Mặt khác, khi đi đại tiện, bệnh nhân thường xuyên mót rặn cũng là dấu hiệu của trực tràng bị vi khuẩn tấn công. Nếu tình trạng này kéo dài và ngày một nặng hơn có thể gây cảm giác trướng bụng. 

Tiêu chảy dữ dội, liên tục

Khi nguồn vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng tấn công sâu vào hệ tiêu hóa sẽ gây tiêu chảy ngày một nặng hơn. Đối với những bệnh nhân mắc tả, số lần đi đại tiện có thể lên đến 20 - 50 lần trong một ngày. Khi đi đại tiện thường ra phân nước, màu phân có thể đục hoặc trong như nước vo gạo, đồng thời có mùi hôi rất khó chịu. Tình trạng này còn khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng.

Nôn ói, chán ăn 

Việc nôn ói liên tục kèm theo tiêu chảy khiến cơ thể mất đi một lượng nước rất lớn. Do đó, khó có thể tránh khỏi tình trạng sụt cân, da xanh xao, vẻ mặt hốc hác, thân nhiệt giảm, mắt lờ đờ. Bên cạnh đó, sự tấn công của vi khuẩn trong hệ tiêu hóa khiến người bệnh cảm thấy chán ăn và ăn không ngon. 

Tiêu chảy còn kèm theo chán ăn và thường xuyên bị nôn ói

Khánh Vũ


Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo