Bị viêm đường ruột uống thuốc gì để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho người bệnh?
Thuốc trị viêm đường ruột
Tùy vào tình trạng của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các nhóm thuốc điều trị khác nhau. Dưới đây là nhóm các thuốc thường được sử dụng hiện nay.
Axit 5-aminosalicylic (5-ASA, Mesalamine)
Thuốc nhóm axit 5-aminosalicylic là lựa chọn đầu tay thường được sử dụng trong điều trị viêm đường ruột. Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc này là ức chế tổng hợp prostaglandin - thành phần trung gian gây viêm, từ đó cải thiện vấn đề viêm đường ruột. Một số thuốc điển hình của nhóm bao gồm: Sulfasalazine, Mesalamine.
Axit 5-aminosalicylic được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp viêm trực tràng, viêm đại tràng sigma, viêm loét đại tràng và một số trường hợp khác với liều dùng từ 500-2000mg. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, dị ứng,... Do đó, người bệnh không nên lạm dụng, nếu gặp các triệu chứng bất thường trong quá trình sử dụng, bạn cần báo ngay với bác sĩ để được xử trí kịp thời
Corticosteroid
Corticosteroid được ưu tiên sử dụng trong các trường hợp viêm đường ruột nặng. Tùy mức độ nghiêm trọng của bệnh mà liều dùng và đường dùng thuốc sẽ khác nhau. Cụ thể, prednisone là corticoid thường được sử dụng đường uống. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể được chỉ định tiêm tĩnh mạch hydrocortison hoặc methylprednisolon.
Corticosteroid là một trong các loại thuốc trị viêm đường ruột hiệu quả
Điểm cần đặc biệt lưu ý khi dùng nhóm thuốc này là tác dụng không mong muốn mà người bệnh có thể gặp phải. Thuốc có thể dẫn đến loét dạ dày, tăng huyết áp, giảm sức đề kháng, rối loạn thần kinh,... Nghiêm trọng hơn là các biến chứng muộn như: Loãng xương, đục thủy tinh thể, xơ vữa động mạch,... Vì vậy, người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ và không được tự ý thay đổi liều khi sử dụng corticosteroid.
Thuốc ức chế miễn dịch
Thuốc ức chế miễn dịch mang lại hiệu quả chậm nhưng rất tốt với người bị viêm đường ruột, đặc biệt là các trường hợp viêm kết tràng mạn tính với vết loét khó điều trị. Thuốc thường dùng là mercaptoputin, methotrexat, ciclosporin.
Thường dùng cho các trường hợp đang dùng corticosteroid để tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên người bệnh cũng cần lưu ý một số tác dụng phụ có thể xảy ra như suy giảm miễn dịch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương gan và thận,...
Tác nhân sinh học
Các tác nhân sinh học như: Infliximab, adalimumab, certolizumab và golimumab (kháng thể kháng TNF - yếu tố hoại tử) cũng có tác dụng điều trị bệnh viêm đường ruột. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn có công dụng ngăn ngừa và làm chậm tái phát viêm đường ruột sau các phẫu thuật tiêu hóa.
Tác nhân sinh học thường được dùng dưới dạng tiêm truyền, chúng cũng có thể dẫn đến phản ứng quá mẫn (ngứa, phát ban, sốc phản vệ), nhức đầu, ớn lạnh, buồn nôn,... khi sử dụng.
Kháng sinh và Probiotic
Viêm ruột đôi khi có thể được điều trị bằng kháng sinh nhưng hạn chế, trừ trường hợp viêm đại tràng độc. Lúc này Metronidazole, Ciprofloxacin hoặc Rifampicin sẽ được sử dụng từ 4-8 tuần để kiểm soát bệnh.
Đồng thời, bổ sung các vi sinh vật có lợi như: Lactobacillus, Saccharomyces,... có thể được kết hợp sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị của nhóm probiotic vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Trong một vài trường hợp viêm ruột, thuốc kháng sinh có thể được sử dụng.
Trị viêm đường ruột tại nhà
Ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bị viêm đường ruột có thể áp dụng các phương pháp dân gian để cải thiện tình trạng bệnh. Các cách làm này rất đơn giản, có thể tự thực hiện tại nhà, lại đem đến hiệu quả điều trị cao.
Lá mơ lông
Lá mơ lông được xem là loại thảo dược mang đến nhiều lợi ích trong bệnh viêm đường ruột. Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị là một nắm lá mơ, rửa sạch, thái nhỏ và trộn với trứng. Sau đó, đem hỗn hợp này rán hoặc hấp, chia ra 2-3 lần ăn trong ngày để cải thiện đường ruột. Đơn giản hơn, bạn chỉ cần ăn lá mơ tươi hoặc sắc lấy nước uống là được.
Rau mùi
Nước ép rau mùi có công dụng đáng kể trong việc cải thiện bệnh đường ruột và chứng rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, rau mùi khô còn giúp đẩy lùi tình trạng tiêu chảy, kiết lỵ.
Thì là
Thường xuyên ăn thì là sẽ giúp bạn cải thiện bệnh đường ruột hiệu quả. Không những thế, thì là còn tăng cường hoạt động dạ dày, phòng ngừa đau bụng, tiêu chảy cho người sử dụng.
Thì là - một loại rau quen thuộc đem đến công dụng rất tốt trong bệnh viêm ruột
Lá ổi non
Lá ổi có vị đắng, tính ấm, có tác dụng trị viêm đường ruột rất tốt. Theo các nghiên cứu hiện đại, trong lá ổi non có chứa các thành phần như tinh dầu, alpha-limonen, axit maslinic, tanin giúp chống viêm, kháng khuẩn và bảo vệ niêm mạc đường ruột.
Cách sử dụng lá ổi cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng một nắm lá ổi rửa sạch, sau đó đem đi sắc cùng 500ml nước trong 30 phút. Phần nước sắc chia làm 3 lần uống trong ngày, dùng trước bữa ăn khoảng 15 phút.
Sử quân tử
Sử quân tử có chứa thành kháng sinh diệt giun sán nguồn gốc thực vật, kháng viêm thực vật. làm giảm các triệu chứng của viêm đường ruột như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón, phân sống.
Do đó, người bị viêm đường ruột có thể sử dụng bài thuốc từ sử quân tử hoặc các sản phẩm chứa thành phần này để tăng cường miễn dịch cho đường ruột, cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Bài thuốc chữa viêm đường ruột
Áp dụng các bài thuốc y học cổ truyền cũng là một cách hiệu quả để đẩy lùi viêm đường ruột an toàn và hiệu quả. Dưới đây sẽ là một số bài thuốc mà bạn có thể tham khảo.
Bài thuốc số 1
Nguyên liệu: Sâm bố chính 12g, bạch biển đậu 12g, bạch truật 12g, ý dĩ 12g, hạt sen 12g, vỏ quýt 6g.
Cách thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu vào sao vàng trong 30 phút rồi tán bột để dùng dần. Mỗi lần dùng khoảng 10g, pha với lượng nước phù hợp, uống 3 lần mỗi ngày. Thực hiện đều đặn sẽ thấy hiệu quả ngay chỉ sau một vài ngày.
Bài thuốc số 2
Nguyên liệu: Nam mộc hương 40g, sâm đại hành 40g, bạch chỉ 40g.
Cách thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu vào sao vàng, tán bột để dùng dần. Bạn có thể sử dụng bài thuốc này 5g/lần (hòa với nước sôi), mỗi ngày uống 2 lần.
Bài thuốc số 3
Nguyên liệu: 12g hoàng cầm, thược dược, 8g cam thảo, 3 trái đại táo.
Cách thực hiện: Cho nguyên liệu vào nồi sắc, thêm khoảng 1 lít nước. Sắc với lửa nhỏ trong vòng 25 phút. Sau đó chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày để đạt hiệu quả trị viêm đường ruột.
Bài thuốc số 4
Nguyên liệu: 12g hoàng cầm, 6g hậu phác, 12g thược dược, 3g mộc hương, 6g trần bì, 4g hoàng liên.
Cách thực hiện: Cho tất cả dược liệu vào nồi sắc, lọc lấy nước uống, dùng khi còn ấm và chia làm 3 lần uống trong ngày.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược để sử dụng dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng hơn. Đặc biệt là các sản phẩm có chứa các thành phần có trong các bài thuốc cổ truyền trị viêm đường ruột như bạch truật, hoàng cầm, mộc hương.
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe có chiết xuất từ hoàng cầm, kết hợp với các thành phần khác sử quân tử, immunebioV,... với tỉ lệ thích hợp giúp hỗ trợ điều trị viêm đường ruột hiệu quả, tăng cường chức năng tiêu hóa, cải thiện các triệu chứng bệnh và nâng cao sức đề kháng cho đường ruột.
Hoàng cầm là thảo dược được sử dụng lâu đời trong việc điều trị các bệnh đường ruột
Lưu ý khi sử dụng thuốc viêm đường ruột
Để đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như an toàn trong khi dùng thuốc, người bệnh cần lưu ý:
- Nếu nhận thấy các triệu chứng của viêm đường ruột, cần thăm khám sớm để theo dõi sát sao tình trạng viêm đường ruột.
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không được tự ý thay đổi, ngưng thuốc hay thay đổi liều dùng.
- Đối với các bài thuốc dân gian, cần phải tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước khi áp dụng.
- Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh: Tập thể dục đều đặn, ngủ đúng giờ, tránh căng thẳng, stress quá độ, tránh tối đa các chất kích thích (rượu bia, cà phê, thuốc lá,...)
- Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều lactose như sữa, phô mai; đồ ăn nhiều đường, gia vị chua, cay, thực phẩm còn tươi sống như nem, tiết canh, gỏi cá, rau sống; thực phẩm chứa nhiều chất béo.
- Nên bổ sung các loại thực phẩm như khoai tây, các loại rau xanh, gạo, thịt cá, thịt nạc, sữa không lactose,..
Trên đây là thông tin trả lời cho câu hỏi viêm đường ruột uống thuốc gì hiệu quả. Hy vọng bài viết đem đến cho bạn những thông tin hữu ích, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/enteritis#prevention
https://www.medicalnewstoday.com/articles/323218
https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/viral-gastroenteritis/treatment