Người bị đau bụng đi ngoài nên ăn gì? Xem ngay lời giải đáp tại đây

Người bị đau bụng đi ngoài nên ăn gì – đây là vấn đề cần nhận được sự quan tâm đúng mực, bởi chế độ dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình cải thiện cũng như phòng tránh tái phát tình trạng trên. Nếu bạn cũng đang quan tâm tình hiểu về vấn đề này thì hãy đọc ngay bài viết sau đây để biết nhé!

Bị đau bụng đi ngoài có nguy hiểm không?

Đau bụng đi ngoài là hiện tượng người bệnh thường xuyên cảm thấy đau bụng kèm đi ngoài nhiều lần trong ngày. Phân nát, lỏng, không thành khuôn.

Nếu tình trạng đau bụng đi ngoài diễn ra liên tục, cơ thể con người sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, mất nước, chất điện giải,… Nhìn qua thì đây là những hiện tượng không đáng lo ngại, nhưng chúng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng khác, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo các chuyên gia, đau bụng đi ngoài là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý mà cơ thể đang phải đối mặt, nhất là ở hệ tiêu hóa. Cụ thể:

- Hội chứng ruột kích thích (IBS) hay viêm đại tràng co thắt: Biểu hiện đi ngoài phân không thành khuôn, có thể nát, sền sệt hoặc ra bọt, tần suất liên tục, số lần đại tiện nhiều hơn 2 lần trong ngày.

- Rối loạn vi sinh đường ruột: Nếu đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, không thành khuôn hoặc phân sống, khả năng cao do sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến giảm hấp thu, tăng nhu động ruột.

- Polyp đại trực tràng: Triệu chứng đau bụng quặn từng cơn kèm theo đi ngoài, đã uống thuốc nhưng không đỡ.

- Viêm đại tràng: Tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày (5 - 6 lần) kèm theo cảm giác đau bụng dọc khung đại tràng; Đau âm ỉ hoặc đau quặn; Tính chất phân thay đổi như lỏng, sền sệt, không thành khuôn.

=> Nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng đau bụng đi ngoài là do suy giảm miễn dịch niêm mạc đại tràng và tình trạng nhiễm giun sán, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, yếu tố trực tiếp tác động là do thức ăn dung nạp vào trong cơ thể. Nguồn thức ăn không đảm bảo vệ sinh, đồ ăn lạ, ôi thiu hoặc cơ thể dị ứng với đồ ăn cũng dễ dẫn tới hiện tượng này. Ngược lại, khi lựa chọn những thực phẩm hợp với cơ thể, đây lại là phương pháp kiểm soát đau bụng đi ngoài hiệu quả.

Người bị đau bụng đi ngoài nên ăn gì?

Sau nhiều lần đau bụng đi ngoài, cơ thể chúng ta đã mất đi nhiều chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động thể chất và trí lực. Do vậy, dù kiệt sức đến mấy thì người bệnh cũng cần cố gắng bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe để bù đắp năng lượng đã mất. Tuy nhiên, khi bị đau bụng đi ngoài, đường ruột và đại tràng vẫn còn đang yếu, rất nhạy cảm với những loại thức ăn, thức uống có thể làm kích thích đường ruột, cả về cơ học lẫn hóa học. Nếu không cẩn thận trong việc lựa chọn thức ăn, tình trạng đau bụng đi ngoài có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn. Vậy người bị đau bụng đi ngoài nên ăn gì? Dưới đây là một số loại thực phẩm có thể bổ sung vào bữa ăn:

- Thực phẩm giàu protein bao gồm: Trứng, sữa, thịt gà (nên chế biến sao cho chín mềm).

- Thực phẩm chứa tinh bột: Cháo, khoai tây, khoai lang nghiền, bột ngũ cốc,... giúp hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Chú ý, gạo nâu (nguyên cám) có nhiều chất xơ nên hãy tránh dùng chúng khi bị đau bụng đi ngoài.

- Thực phẩm giàu chất xơ: Rau xanh, trái cây ít bã cũng là một lựa chọn tốt đối với người bị đau bụng đi ngoài. Chúng cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết, hạn chế tình trạng kiệt sức, mất nước cũng như chất điện giải do đau bụng đi ngoài gây ra. Khi chế biến, cần ưu tiên thái, băm nhỏ, hấp hoặc luộc mềm, tránh chiên xào nhiều dầu mỡ. Bạn có thể ăn chuối, vì loại quả này có đặc tính mềm, dễ tiêu hóa nên làm dịu bao tử ngay lập tức. Ngoài ra, chuối còn có lượng kali lớn, giúp bổ sung các chất điện giải cơ thể đang cần. Táo cũng tốt cho người bị đau bụng đi ngoài. Chất xơ hòa tan pectin trong táo rất dễ tiêu hóa, giúp bổ sung đường tự nhiên ngay lập tức. Dùng 2 - 3 quả táo mỗi ngày sẽ làm giảm tình trạng tiêu chảy.

- Sữa chua cũng được nhắc đến như là một thực phẩm giúp cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài hiệu quả nhờ chứa nhiều lợi khuẩn. Tuy nhiên, những người bị tiêu chảy nặng cần thận trọng khi sử dụng.

Ngoài ra, người bị đau bụng đi ngoài nên tuyệt đối tránh các loại thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, chiên rán, đồ cay,… Để hệ tiêu hóa hoạt động ổn định và hiệu quả hơn, người bệnh nên chia thành nhiều bữa nhỏ để tiêu thụ.

Về đồ uống, tối thiểu phải cung cấp đủ 2 lít nước/ngày, nên ưu tiên nước lọc. Người bệnh có thể dùng nước điện giải oresol để bù đắp lượng đã mất trước đó.

Ngoài nước lọc, người bệnh có thể uống nước dừa, nước cam, nước canh rau luộc, nước muối, nước gạo pha muối,… để hỗ trợ chống mất nước.

Lê Lam

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo