Trong vùng lũ lụt, nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy rất cao. Vì vậy hiểu rõ các thuốc trị tiêu chảy thường dùng trong mùa mưa lũ sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình tốt hơn.
Tại sao bệnh tiêu chảy lại phổ biến trong mùa mưa lũ?
Trong và sau mùa lũ lụt các vi sinh vật từ đất, rác, chất thải, xác súc vật chết thối rữa ra hòa vào dòng nước gây ô nhiễm môi trường. Thêm vào đó điều kiện vệ sinh ở những nơi bị cô lập không đảm bảo, thiếu nước sạch càng tạo điều kiện cho vi khuẩn virus sinh sôi và lây bệnh cho con người.
Ngoài ra do ăn uống thiếu thốn, cuộc sống bi đảo lộn nên nhiều người, nhất là trẻ em và người già bị suy giảm sức đề kháng có nguy cơ bùng phát nhiều dịch bệnh, trong đó có tiêu chảy.
Tiêu chảy là bệnh lý phổ biến trong mùa lũ
Các thuốc trị bệnh tiêu chảy thường dùng và lưu ý khi sử dụng
Nguyên nhân gây tiêu chảy rất đa dạng: nhiễm Rotavirus, vi khuẩn Samonella hoặc E. coli, ký sinh trùng như Giardia; do bệnh đường ruột... Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, thuốc điều trị sẽ có sự khác biệt. Một số thuốc trị tiêu chảy thường dùng:
- Berberin: Đây là một loại kháng sinh thực vật được sử dụng để trị các bệnh đường ruột như: Lỵ trực khuẩn, lỵ amip, tiêu chảy do viêm ruột. Thuốc dạng viên nén, dùng được cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Bạn nên uống trước khi ăn 1-2 giờ buổi sáng và tối. Thuốc chống chỉ định đối với trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, cho con bú.
- Diosmectite (smecta): Thuốc có tác dụng điều trị tiêu chảy cấp cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên và người lớn. Tuy nhiên, cần thận trọng khi dùng diosmectite để điều trị tiêu chảy nặng vì thuốc có thể làm thay đổi độ đặc của phân. Ngoài ra, thuốc có thể ảnh hưởng tới hiệu quả của 1 số thuốc khác nên uống các thuốc khác sau khi uống diosmectite 2 - 3 giờ.
- Loperamid: Thuốc có tác dụng giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hóa, hạn chế mất nước và điện giải. Thuốc không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi. Ngừng thuốc khi không có hiệu quả trong 48 giờ, khi bị táo bón, trướng bụng, liệt ruột.
- Thuốc kháng sinh: Tetracyclin, norfloxacin, ciprofloxacin, metronidazol, neomycin… chỉ dùng khi bị tiêu chảy nặng do vi khuẩn, đã được bác sĩ khám và chỉ định. Không dùng các loại kháng sinh kể trên cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Trẻ em dưới 16 tuổi. Người tiêu chảy do E. coli.
-
Oresol: Tiêu chảy làm người bệnh mất nước và chất điện giải vì vậy cần quan tâm bổ sung, nhất là trẻ em, tránh mất nước dễ sinh co giật có khi tử vong. Để bù nước và điện giải, bạn có thể dùng oresol pha nước hoặc nước cháo muối cho người bệnh uống. Cần chú ý pha oresol theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bên cạnh đó, để cải thiện triệu chứng tốt hơn hoặc giảm nguy cơ tiêu chảy, người dân có thể bổ sung thêm:
- Lợi khuẩn Lactobacillus: Dùng khi tiêu chảy do loạn khuẩn ruột. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chủng lợi khuẩn này có thể giúp ngăn ngừa hoặc điều trị tiêu chảy liên quan đến phác đồ kháng sinh lâu dài. Hơn nữa, chúng cũng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian mắc bệnh tiêu chảy truyền nhiễm cấp tính ở trẻ em và người lớn cũng như có thể giúp ngăn ngừa bệnh lý này.
- Kẽm: Có tác dụng tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ tiêu chảy kéo dài, làm đặc phân. Cần bổ sung kẽm liên tục 10-15 ngày cho trẻ bị bệnh.
- Thảo dược có tác dụng hỗ trợ giảm viêm đường ruột, cải thiện rối loạn tiêu hóa như Sử quân tử, Bạch truật, Hoàng cầm, Mộc hương: Ngoài tác dụng hỗ trợ phòng ngừa, giảm tần suất và mức độ tiêu chảy, các thảo dược này còn hỗ trợ diệt giun sán, ký sinh trùng, hỗ trợ giảm viêm, tăng sức đề kháng đường ruột nên sẽ giúp người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Tại Việt Nam, bạn có thể tìm thấy các thảo dược, lợi khuẩn này trong 1 sản phẩm mang tên Đại tràng Á Âu. Đây là giải pháp 2 trong 1 giúp phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy - rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường ruột.
Đại tràng Á Âu được nghiên cứu và tổng hợp bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm kết hợp với công nghệ lượng tử giúp tăng hiệu xuất chiết xuất và dược tính cao gấp 1,5 - 2 lần so với các phương pháp thông thường. Đồng thời sản phẩm cũng được Bộ y tế kiểm định và cấp phép nên rất mọi người có thể yên tâm sử dụng nhé!
Có Đại tràng Á Âu - Tiêu hóa khỏe, đại tràng êm
Nhìn chung tiêu chảy là vấn đề phổ biến trong và sau mùa lũ. Tuy nhiên tình trạng này hoàn toàn có thể phòng ngừa và xử lý được nên bạn đừng quá lo lắng. Nếu có bất cứ câu hỏi vào về vấn đề rối loạn tiêu hóa, hãy gọi ngay đến hotlline 0902.207.582 để các Dược sĩ của Nhãn hàng Đại tràng Á Âu hỗ trợ bạn nhé!