Thủng đại tràng - Nhận biết sớm, phòng ngừa nguy hiểm

Thủng đại tràng là căn bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người mắc nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vì vậy, nắm rõ thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị bệnh thủng đại tràng là vô cùng cần thiết.

thung-dai-trang-la-mot-tinh-trang-khan-cap-cua-duong-tieu-hoa

Thủng đại tràng là một tình trạng khẩn cấp của đường tiêu hóa 

Thủng đại tràng là gì?

Đại tràng (ruột già) là bộ phận gần cuối của đường tiêu hóa, nơi tạo và lưu trữ phân trước khi thải ra ngoài qua hậu môn. Thủng đại tràng là hiện tượng thành đại tràng xuất hiện một lỗ thủng trên niêm mạc, gây rò rỉ dịch và phân, dẫn đến viêm, nhiễm trùng ổ bụng. Thủng đại tràng dù vì nguyên nhân gì cũng đều là tình huống nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế kịp thời.

Nguyên nhân thủng đại tràng

Nguyên nhân gây thủng đại tràng rất đa dạng, có thể do tình trạng bệnh lý, tai nạn, chấn thương tại vị trí bụng hoặc đến từ các thủ thuật y tế. Cụ thể:

  • Một số bệnh lý có thể gây ra thủng đại tràng như: Viêm ruột thừa (phổ biến ở người lớn tuổi), loét dạ dày, sỏi mật, nhiễm trùng túi mật, viêm ruột, bệnh Crohn, viêm loét dạ dày (nhưng ít phổ biến), thủng túi thừa đại tràng, ung thư đường tiêu hóa hoặc đại tràng.
  • Chấn thương ở vị trí bụng: Vết thương do súng bắn, dao đâm vào bụng.
  • Thủ thuật y tế: Thụt tháo, nội soi đại tràng, phẫu thuật vùng bụng hoặc vùng chậu.
  • Thuốc: Tác dụng phụ của các thuốc chống viêm không steroid, aspirin có thể gây loét thậm chí là thủng đại tràng khi dùng kéo dài.
  • Nuốt phải dị vật: Thủng đại tràng do nuốt phải xương cá hoặc động vật, hóa chất độc hại.

Dấu hiệu nhận biết thủng đại tràng

khi-dai-trang-bi-thung-dau-du-doi-la-dau-hieu-dau-tien-ma-nguoi-benh-co-the-cam-nhan-ro-rang-nhat

Khi đại tràng bị thủng, đau dữ dội là dấu hiệu đầu tiên mà người bệnh có thể cảm nhận rõ ràng nhất

Triệu chứng khi đại tràng bị thủng có thể khác nhau, diễn biến nhanh hoặc chậm tùy vào nguyên nhân. Các dấu hiệu nhận biết thường gặp bao gồm:

  • Đau dữ dội và lan rộng khắp bụng.
  • Chuột rút ở vùng dạ dày.
  • Cảm giác đầy hơi, căng tức.
  • Buồn nôn và nôn ói.
  • Trực tràng (hậu môn) chảy máu.
  • Sốt.
  • Cảm giác cơ thể ớn lạnh.
  • Mệt mỏi, nhu động ruột thay đổi, có thể bí đại tiện.

Người bệnh cần phải nắm rõ các triệu chứng trên để phát hiện sớm và được cấp cứu kịp thời.

>>> Xem thêm: Sốt buồn nôn tiêu chảy là biểu hiện của bệnh gì?

Sự nguy hiểm của thủng đại tràng

Thủng đại tràng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng.

Các biến chứng thường gặp của thủng đại tràng

Qua lỗ thủng đại tràng, các chất trong ruột có thể rò rỉ ra ngoài khoang bụng mang theo phân, vi khuẩn và dịch. Điều này khiến cho khoang bụng bị nhiễm khuẩn, từ đó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Chảy máu đại tràng.
  • Nhiễm trùng vết thương.
  • Viêm phúc mạc.
  • Áp xe ổ bụng.
  • Nhiễm trùng huyết gây nguy hiểm đến tính mạng.

Những tình trạng trên đều vô cùng nguy hiểm và có thể gây tử vong nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời.

viem-phuc-mac-la-bien-chung-nguy-hiem-thuong-gap-cua-thung-dai-trang

Viêm phúc mạc biến chứng nguy hiểm thường gặp của thủng đại tràng

Yếu tố làm tăng nguy cơ biến chứng

Biến chứng do vết thủng đại tràng càng nguy hiểm hơn khi người bệnh các yếu tố nguy cơ như:

  • Ăn uống kém hoặc suy dinh dưỡng.
  • Sử dụng rượu bia quá mức hoặc lạm dụng ma túy.
  • Hút thuốc.
  • Vệ sinh không sạch sẽ.
  • Nhiễm độc niệu (do suy thận).
  • Tụ máu.
  • Đái tháo đường tuýp 2.
  • Sử dụng corticosteroid hoặc liệu pháp steroid: Làm giảm cảm giác đau, che giấu tình trạng nhiễm trùng gây khó khăn cho việc chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Chẩn đoán thủng đại tràng

xet-nghiem-dau-tien-de-chan-doan-thung-dai-trang-la-chup-x-quang-nguc-hoac-bung-cua-nguoi-benh

Xét nghiệm đầu tiên để chẩn đoán thủng đại tràng là chụp X-quang ngực hoặc bụng của người bệnh

Nếu nghi ngờ thủng đại tràng, bạn sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng. Đầu tiên là chụp X-quang ngực hoặc bụng để kiểm tra khí trong khoang bụng. Sau đó, chụp CT để xác định vị trí đại tràng bị thủng cùng 1 số xét nghiệm sau để xác định chính xác tình trạng bệnh:

  • Xét nghiệm công thức máu để tìm dấu hiệu nhiễm trùng (lượng bạch cầu tăng cao).
  • Xét nghiệm đánh giá chất điện giải và nồng độ acid trong máu.
  • Đánh giá chức năng gan, thận.

Phương pháp điều trị thủng đại tràng

Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật để điều trị thủng đại tràng. Tùy thuộc vào kích thước, vị trí của vết thủng mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật nội soi hay mở ổ bụng. Các phương pháp này nhằm mục đích làm lành vết thủng và loại bỏ các nguyên nhân gây viêm nhiễm ổ bụng như phân, dịch đại tràng. Phương pháp phẫu thuật mở ổ bụng thường phức tạp và tốn kém hơn so với nội soi. 

Trong trường hợp tình trạng thủng quá nghiêm trọng, hoặc tái phát tại vị trí đã từng bị trước đó, người bệnh cần phải cắt bỏ một phần đại tràng. Nếu lỗ thủng đại tràng đã đóng lại, người bệnh không cần phải phẫu thuật mà sẽ được chỉ định điều trị nội khoa bằng các loại thuốc thích hợp. 

hau-het-cac-truong-hop-thung-dai-trang-deu-can-phau-thuat

Hầu hết các trường hợp thủng đại tràng đều cần phẫu thuật

Phòng ngừa tái phát thủng đại tràng như thế nào?

Trường hợp người bệnh đã có tiền sử bị thủng đại tràng, nguy cơ tái phát là rất cao. Dưới đây sẽ là một số lưu ý để phòng ngừa thủng đại tràng tái phát hiệu quả. 

Lối sống khoa học

Lối sống hợp lý và lành mạnh là nền tảng cơ bản để phòng tránh tái phát thủng đại tràng cũng như nâng cao sức khỏe. Bạn cần lưu ý:

  • Tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. 
  • Ăn đủ bữa, đúng giờ, không để bụng quá no hoặc quá đói.
  • Không sử dụng chất kích thích như thuốc lá, bia rượu, cà phê.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Duy trì chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và hợp lý: Ăn thực phẩm sạch, nhiều rau xanh, trái cây, các loại hạt, hạn chế đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ,...
  • Không tắm gội, vận động hoặc làm việc sau khi ăn.
  • Tập thể dục đều đặn.
  • Không thức khuya, giữ tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng, stress.
  • Khám sức khỏe định kỳ, tầm soát các nguy cơ và phát hiện sớm các bệnh lý có thể gây thủng đại tràng. 

Sử dụng thảo dược hỗ trợ

Hiện nay, các chuyên gia tiêu hóa khuyến cáo người bệnh nên sử dụng thêm thảo dược để hỗ trợ phục hồi cũng như phòng tránh nguy cơ tái phát thủng đại tràng. Bộ đôi thành phần chính là cao sử quân tử, ImmunebioV giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng là sự lựa chọn hàng đầu của người gặp các vấn đề về tiêu hóa, giúp đẩy lùi các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, trị giun sán. Bên cạnh đó, sự kết hợp này còn giúp phục hồi niêm mạc đại tràng bị tổn thương, ngăn ngừa thủng đại tràng.

Cụ thể, các thảo dược này giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm thiểu các triệu chứng do thủng đại tràng, hỗ trợ làm lành vết thủng và nâng cao đề kháng đường ruột. Từ đó, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi và phòng ngừa tái phát thủng đại tràng. Ngoài ra, các thảo dược cũng an toàn, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài.

bo-doi-su-quan-tu-immunebiov-giup-bao-ve-niem-mac-dai-trang.webp

Bộ đôi sử quân tử, immunebioV giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng

Có thể thấy, thủng đại tràng là tình trạng nguy hiểm, cần được nhận biết và chăm sóc y tế kịp thời. Vì vậy, người bệnh không thể chủ quan mà cần phải nắm rõ thông tin để chủ động ứng phó. Hy vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về tình trạng thủng đại tràng. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc bình luận ở phía dưới để được giải đáp ngay nhé!

>>> Xem thêm: Cao sử quân tử và ImmunebioV – Bộ đôi triệt tiêu nỗi lo bệnh lý về đại tràng

Tài liệu tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK537224/

https://www.healthline.com/health/gastrointestinal-perforation#causes

https://www.verywellhealth.com/whats-a-bowel-perforation-797590

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo