Viêm đại tràng giả mạc là gì? Cách cải thiện bằng thảo dược tự nhiên ai cũng cần biết

Viêm đại tràng giả mạc là bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn đến loạt biến chứng như: Suy nhược cơ thể, trụy tim mạch do mất nước, thủng ruột kết, nhiễm khuẩn ổ bụng,... Do vậy, cần có biện pháp xử trí sớm, phòng ngừa hiệu quả để tránh biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Viêm đại tràng giả mạc là gì?

Viêm đại tràng giả mạc là tình trạng xảy ra sau khi dùng kháng sinh do sự phát triển quá mức của một loại vi khuẩn có tên là Clostridium difficile (C.difficile). Khi vi khuẩn C.difficile sản sinh ra độc tố gây kích ứng ruột, tác động vào niêm mạc đại tràng, tăng bài tiết tạo thành giả mạc màu trắng. Giả mạc này mềm nên rất dễ bong. Khi bong ra sẽ gây viêm, loét và chảy máu niêm mạc.

Tuy nhiên, không phải loại kháng sinh nào cũng có tác dụng phụ gây viêm đại tràng giả mạc, không phải người nào dùng kháng sinh cũng bị viêm đại tràng giả mạc mà tình trạng này chỉ gặp ở một số người và một số loại thuốc kháng sinh mà thôi.

>>> XEM THÊM: Cao sử quân tử và ImmunebioV – Bộ đôi triệt tiêu nỗi lo bệnh lý về đại tràng

Triệu chứng nhận biết viêm đại tràng giả mạc như thế nào?

Các triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc có thể bắt đầu sau 1 - 2 ngày hoặc vài tuần sau khi sử dụng thuốc kháng sinh. Tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà các triệu chứng có thể khác nhau. Thường gặp là:

- Sốt.

- Đau bụng (có thể là đau âm ỉ hoặc đau quặn hay đau từng cơn).

- Tiêu chảy hoặc táo bón, có thể lẫn máu hoặc chất nhầy và mủ.

- Buồn nôn, mất nước.

Đau quặn bụng là biểu hiện của viêm đại tràng giả mạc

Đau quặn bụng là biểu hiện của viêm đại tràng giả mạc

>>> XEM THÊM: Đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy, buồn nôn có nguy hiểm không?

Điều trị viêm đại tràng giả mạc như thế nào?

Ngay khi có biểu hiện viêm đại tràng giả mạc, cần có biện pháp điều trị càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số biện pháp thường được áp dụng:

- Dừng sử dụng kháng sinh hoặc đổi thuốc kháng sinh.

- Cấy ghép phân (FMT): Là phương pháp cấy phân từ người hiến khỏe mạnh vào đường tiêu hóa của người khác để khôi phục chức năng đường ruột và cân bằng vi khuẩn trong ruột.

- Phẫu thuật: Nếu tình trạng bệnh diễn biến nặng dẫn đến suy nội tạng, vỡ đại tràng, viêm phúc mạc thì phải phẫu thuật.

Khánh Vũ


Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo