U đại tràng lành tính là bệnh lý thường gặp ở đại tràng. Bệnh không những ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh mà còn có thể chuyển thành u đại tràng ác tính nếu không điều trị kịp thời. Vậy dấu hiệu nhận biết u đại tràng lành tính là gì? Cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
U đại tràng lành tính là gì?
U đại tràng là một dạng polyp đại tràng và là cụm tế bào phát triển trên lớp lót của niêm mạc đại tràng. U đại tràng lành tính là khái niệm để chỉ một khối u không phải ung thư, dùng để phân biệt với u ác tính (khối u ung thư). Trong đa số các trường hợp, các khối u đại tràng là lành tính. Tuy nhiên, không loại trừ nguyên nhân các khối u này là ác tính, gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, cần xác định rõ bạn đang bị u đại tràng lành tính hay ác tính để có phương pháp điều trị phù hợp.
U đại tràng lành tính là bệnh lý đại tràng phổ biến
Dấu hiệu nhận biết, cách phân biệt u đại tràng lành tính
Thực tế, u đại tràng lành tính tồn tại nhiều dạng khác nhau như: U mạch máu, u xơ, polyp trực tràng,... Trong đó, polyp trực tràng là loại u lành tính phổ biến nhất, người bệnh có thể xuất hiện 1 polyp hoặc lên tới hàng chục cái. Các polyp này được hình thành và phát triển trên bề mặt niêm mạc trực tràng. Đa phần các trường hợp u trực tràng lành tính không có triệu chứng đặc trưng. Tuy nhiên vẫn có thể nhận biết u đại tràng qua một số dấu hiệu như:
- Thiếu máu: Người bệnh bị chảy máu trong thời gian dài dẫn đến tình trạng thiếu máu.
- Chảy máu: Người bệnh đi ngoài, phân có lẫn máu. Ban đầu, lượng máu ít có thể chỉ dính một chút trên giấy vệ sinh. Sau đó đi ngoài chảy máu đỏ tươi cùng phân. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của rách hậu môn hoặc trĩ.
- Dấu hiệu bán tắc ruột nếu polyp lớn.
- Rối loạn tiêu hóa, khó tiêu hoặc tiêu chảy xen lẫn những triệu chứng bình thường.
Nhìn chung, các dấu hiệu của u đại tràng lành tính thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Nếu xuất hiện một số dấu hiệu nghiêm trọng như: Đau âm ỉ vùng hố chậu phải hoặc trái, chảy máu đại tràng, cơ thể mệt mỏi, gầy sút, xanh xao,... tốt nhất bạn nên đi khám để tránh nguy cơ u đại tràng.
Chảy máu, rối loạn tiêu hóa có thể là dấu hiệu cảnh báo u đại tràng lành tính
Nguyên nhân dẫn tới u đại tràng lành tính
Nhìn chung, có nhiều nguyên nhân dẫn tới u đại tràng lành tính, trong đó bệnh phổ biến nhất ở những người có thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh, gia đình có người mắc bệnh này,...
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn nhiều chất, cholesterol từ thịt, mỡ động vật, đồ chế biến sẵn, chiên rán, ít chất xơ, rau xanh,... là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về tiêu hóa nói chung và u đại tràng nói riêng.
Thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích
Theo nghiên cứu, trong thành phần của khói thuốc lá có tới hơn 7000 chất hóa học và hơn 70 chất có khả năng gây ung thư, rối loạn hoạt động của cơ thể và hình thành u bướu. Do đó, thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra u đại tràng.
Rượu bia và các chất kích thích khác cũng là những chất có hại cho hệ tiêu hóa, thủ phạm gây loét đường tiêu hóa, chậm làm lành vết thương và hình thành các ổ polyp.
Di truyền
Dù chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây u đại tràng lành tính ở nhiều người. Nếu trong gia đình có người từng bị u đại tràng, tỷ lệ mắc bệnh của các thành viên trong gia đình sẽ cao hơn. Đặc biệt là những người có tiền sử xuất hiện polyp đại tràng.
Thừa cân
Những người thừa cân, béo phì, cơ địa dễ tăng cân đều nằm trong danh sách những đối tượng có nguy cơ mắc u đại tràng cao hơn so với người khỏe mạnh bình thường.
Bệnh lý đại tràng
Các bệnh lý về đại tràng như: Viêm loét đại trực tràng, viêm mô hạt,... có nguy cơ cao hình thành các khối u trực tràng lành tính. Nếu không được điều trị kịp thời, các khối u này có thể trở thành u ác tính, khó điều trị khỏi hoàn toàn.
Người thừa cân béo phì có nguy cơ cao mắc u đại tràng lành tính
Phương pháp chẩn đoán u đại tràng lành tính
Hiện tại, phương pháp chẩn đoán u đại tràng lành tính phổ biến và chính xác nhất là nội soi. Phương pháp này cho phép xác định chính xác vị trí u đại tràng, mức độ nghiêm trọng của khối u.
Ngoài việc nội soi tiêu hóa, người bệnh sẽ được sinh thiết để xác định chính xác xem tế bào u là lành tính hay ác tính. Trong trường hợp kết quả sinh thiết là u ác tính, cần tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu để xác định chính xác giai đoạn bệnh, mức độ lây lan của khối u và phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo các gói tầm soát ung thư tiêu hóa, trực tràng để phát hiện kịp thời u đại tràng và các bệnh lý đường tiêu hóa khác.
Phương pháp điều trị u đại tràng lành tính
U đại tràng lành tính chủ yếu được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, có phẫu thuật được hay không cũng phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe và độ tuổi của người bệnh.
Mổ u đại tràng là phương pháp cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng, điều này tùy thuộc vào vị trí có chứa khối u. Khi khối u còn nhỏ, người bệnh có thể được cắt bỏ một phần đại tràng với biên độ thích hợp.
Hiện tại, có hai phương pháp mổ u đại tràng chính thường được thực hiện là phẫu thuật nội soi và mổ mở:
- Phẫu thuật nội soi được thực hiện với các trường hợp khối u đại tràng có kích thước nhỏ, vẫn còn nằm ở lớp niêm mạc đại tràng. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như cho hình ảnh rõ nét, nạo vét tỉ mỉ, ít xâm lấn, nhanh lành vết thương, ít biến chứng nguy hiểm,...
- Với các trường hợp khối u đại tràng có kích thước lớn, người bệnh bị béo phì, chảy nhiều máu trước mổ, có thể cân nhắc phương pháp mổ hở. Phương pháp này thường nguy hiểm hơn mổ nội soi nên ít được chỉ định hơn.
Phẫu thuật nội soi đại tràng là biện pháp điều trị chủ yếu hiện nay
Lưu ý để điều trị u đại tràng lành tính hiệu quả
Để việc điều trị u đại tràng lành tính mang lại kết quả tốt nhất, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp như: Nên vận động nhiều nhưng tránh dùng quá sức, ăn uống khoa học hợp lý, theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh,...
Vận động hợp lý
Người bệnh nên vận động nhẹ nhàng, luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày,... để khôi phục nhanh các chức năng của cơ thể. Các bác sĩ sẽ khám bụng của người bệnh hàng ngày để đảm bảo sự hoạt động bình thường của ruột.
Trường hợp thể trạng quá yếu, người bệnh có thể được chỉ định đặt ống thông dạ dày, thông tiểu,... và nên hạn chế vận động trong giai đoạn này.
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Thiết lập một chế độ ăn khoa học, bổ sung dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi hơn. Ngoài ra, một chế độ ăn cân bằng, hạn chế dầu mỡ và cholesterol, tăng rau xanh, hoa quả cũng làm giảm áp lực cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa nguy cơ u đại tràng.
Người bệnh nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, như thịt cá, gia cầm, rau xanh, hoa quả vàng,... Hạn chế những đồ chiên rán nhiều, thức ăn nhanh, các chất kích thích, gây nghiện,...
Thường xuyên theo dõi bệnh
Việc thường xuyên theo dõi bệnh sau khi điều trị u đại tràng lành tính giúp người bệnh có thể phát hiện các triệu chứng bất thường, ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh. Điều này đặc biệt quan trọng ở những người có chế độ ăn uống, sinh hoạt không tốt.
Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ đại tràng có nguồn gốc từ thiên nhiên
Nhìn chung, có nhiều nguyên nhân dẫn tới u đại tràng lành tính. Tuy nhiên sự suy giảm hệ miễn dịch của niêm mạc đại tràng là căn nguyên sâu xa khiến cơ quan này bị tổn thương và hình thành các khối u. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh có thể sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên giúp phục hồi lớp niêm mạc đại tràng, giảm nhanh các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy,... như: ImmunebioV, cao sử quân tử, bạch truật, hoàng cầm, mộc hương,... Đặc biệt, các loại thảo dược này đều có nguồn gốc từ tự nhiên nên rất an toàn.
Cây sử quân tử có tác dụng phục hồi niêm mạc đại tràng bị tổn thương
Như vậy, u đại tràng lành tính là bệnh lý phổ biến, có khả năng chuyển biến thành ung thư đại tràng - một trong những loại ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu hiện nay. Việc quan trọng là cần phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tăng cường miễn dịch đại tràng bằng các thành phần có nguồn gốc thiên nhiên như: ImmunebioV, bạch truật, sử quân tử,... Hãy để lại bình luận cho chúng tôi nếu có thắc mắc, đội ngũ chuyên gia sẽ liên hệ tư vấn chi tiết cho bạn.
Tài liệu tham khảo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK6994/