Phác đồ điều trị viêm đại tràng giả mạc như thế nào?

Phác đồ điều trị viêm đại tràng giả mạc như thế nào để có hiệu quả cải thiện triệu chứng, ngăn chặn bệnh tái phát hiệu quả là vấn đề được nhiều người quan tâm. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về phác đồ điều trị viêm đại tràng giả mạc thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!

Nhận biết viêm đại tràng giả mạc như thế nào?

Viêm đại tràng giả mạc thường xảy ra do sự phát triển quá mức của một loại vi khuẩn có tên là Clostridium difficile (C.difficile). Đây là một bệnh lý đại tràng đặc biệt, chỉ xảy ra sau khi sử dụng kháng sinh hoặc bị suy giảm miễn dịch vì nhiều lý do khác nhau. Đối tượng dễ mắc bệnh là người già.

Triệu chứng nhận biết viêm đại tràng giả mạc thường xuất hiện 1-2 ngày sau khi  bắt đầu dùng kháng sinh hoặc sau khi ngừng kháng sinh vài tuần. Cụ thể là:

- Trường hợp nhẹ, trung bình: Tiêu chảy khó kiểm soát, toàn nước 3 lần/ngày kèm theo đau quặn bụng.

- Trường hợp nặng sẽ dễ bị mất nước nghiêm trọng, C. difficile có thể làm cho ruột kết bị viêm và đôi khi hình thành các mảng mô thô có thể chảy máu hoặc tạo mủ. Đi ngoài ra nước 10-15 lần/ ngày. Kèm theo đau quặn bụng, sốt, máu hoặc mủ trong phân, buồn nôn, mất nước, ăn mất ngon, chướng bụng,... Nhiễm C. difficile nặng cũng có thể gây viêm ruột nặng, nhiễm trùng huyết có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.

Đau bụng là biểu hiện của viêm đại tràng giả mạc

Đau bụng là biểu hiện của viêm đại tràng giả mạc

>>> XEM THÊM: NOTE NGAY 3 cách chữa đau bụng tiêu chảy tại nhà hiệu quả

Phác đồ điều trị viêm đại tràng giả mạc như thế nào?

Muốn lựa chọn phác đồ điều trị viêm đại tràng giả mạc hiệu quả cần căn cứ vào nguyên nhân, triệu chứng đi kèm, căn nguyên gây ra tình trạng này. Theo các chuyên gia, việc sử dụng kháng sinh đã phá vỡ hệ vi khuẩn bình thường của đường ruột gây nên sự phát triển quá mức của vi khuẩn Clostridium difficile, chúng tiết ra độc tố gây tiêu chảy và viêm đại tràng giả mạc. Dưới đây là phác đồ điều trị viêm đại tràng giả mạc thường được áp dụng:

- Dừng sử dụng kháng sinh là biện pháp cần được thực hiện đầu tiên.

- Kết hợp với điều trị giảm triệu chứng như: Bù nước và các chất điện giải. Có thể sử dụng vancomycin hoặc metronidazol cho các trường hợp mắc bệnh nhẹ đến trung bình. Cụ thể:

+ Phác đồ điều trị viêm đại tràng giả mạc ở mức độ nhẹ: Có thể không cần điều trị bằng kháng sinh hoặc có thể dùng metronidazol với liều 400-500mg x 3 lần/ngày, duy trì trong 10-14 ngày.

+ Phác đồ điều trị viêm đại tràng giả mạc ở mức độ trung bình: Uống metronidazol trong 10-14 ngày với liều: 400-500mg x 3 lần/ngày.

+ Phác đồ điều trị viêm đại tràng giả mạc ở mức độ nặng: Vancomycin uống với liều 125mg x 4 lần/ngày trong 10-14 ngày. Nếu người bệnh không đáp ứng với vancomycin, tăng liều lên 500mg x 4 lần/ngày cho qua ống thông mũi dạ dày cùng với tiêm tĩnh mạch metronidazol 500mg x 3 lần/ngày. Hoặc có thể chuyển sang dùng fidaxomicin uống với liều 200mg x 2 lần/ngày.

+ Chỉ cắt đại tràng khi có biến chứng nguy hiểm như thủng đại tràng hoặc sốc nhiễm trùng.

Cắt đại tràng là cần thiết trong một số bệnh nhân megacolon (giãn> 10 cm), thủng hoặc sốc nhiễm trùng và nên được thực hiện trước khi lactate máu tăng trên 5 mmol /L.

Thắc mắc: “Phác đồ điều trị viêm đại tràng giả mạc như thế nào?” đã được giải đáp đầy đủ trong bài viết nêu trên. Hiện nay để cải thiện và phòng ngừa viêm đại tràng giả mạc hiệu quả, bên cạnh xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, nhiều người tin tưởng sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên giúp tăng cường sức khỏe đại tràng. 

Thu Trang

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo