Giữa muôn vàn lựa chọn điều trị, đau đại tràng uống thuốc gì nhanh khỏi vẫn luôn là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc. Mỗi một phương pháp điều trị khác nhau lại có những ưu nhược điểm riêng, phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu hơn về các cách chữa đau đại tràng hiện nay.
Đau đại tràng là gì? Có nguy hiểm không?
Đại tràng (ruột già) là nơi tiếp nhận thức ăn từ ruột non, hấp thụ một phần nước và các chất khoáng còn lại trong thức ăn và tống các chất thải ra ngoài. Tình trạng đau đại tràng là do quá trình viêm đại tràng gây ra. Khi lớp niêm mạc của đại tràng bị viêm sẽ xuất hiện các vết trợt, xung huyết trong lòng đại tràng, người bệnh thường có các biểu hiện như: Mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, đầy hơi chướng bụng và chán ăn,...
Nhìn chung, đau đại tràng nếu không được điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người bệnh. Trước hết, bệnh khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, suy nhược kéo dài. Đau đại tràng trong thời gian dài còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Xuất huyết ồ ạt, thủng đại tràng, đại tràng nhiễm độc, ung thư đại tràng,...
>>> XEM THÊM: Bệnh viêm đại tràng có chữa khỏi được không? Tìm hiểu ngay!
Đau đại tràng để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời
Bị đau đại tràng uống thuốc gì cho nhanh khỏi?
Việc điều trị sớm đau đại tràng là vô cùng cần thiết. Vậy viêm đại tràng uống thuốc gì nhanh khỏi? Nhìn chung, các phương pháp điều trị hiện nay vẫn xoay quanh việc sử dụng thuốc tây, thuốc nam và các sản phẩm từ thiên nhiên để cải thiện đau đại tràng. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, người bệnh cần cân nhắc vào tình trạng của bản thân để lựa chọn phương án điều trị phù hợp.
Thuốc tây trị đau đại tràng
Các thuốc phổ biến:
- Thuốc giảm đau, giảm co thắt đại tràng: Trimebutin, Mebeverine,...
- Thuốc giảm táo bón: Laxan, Macrogol,...
- Thuốc chống tiêu chảy: Loperamid, Diarsed,...
- Thuốc chữa đầy hơi chướng bụng: Thuốc kháng sinh, chống viêm toàn thân,...
- Thuốc diệt khuẩn ruột: Metronidazol, Ciprofloxacin,...
Ưu điểm: Giảm nhanh các triệu chứng, người bệnh có thể cảm thấy đỡ đau rõ rệt ngay sau khi dùng thuốc, đặc biệt là khi các triệu chứng xuất hiện, gây đau dữ dội. Do đó, các thuốc Tây y thường được dùng với mục đích giảm đau cấp tính.
Nhược điểm
- Kháng sinh có thể tiêu diệt cả lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Điều này lâu dài dẫn tới sự suy giảm chức năng của hệ tiêu hóa, khiến đau đại tràng dễ có nguy cơ tái phát.
- Các thuốc Tây thường có nhiều tác dụng không mong muốn đi kèm như suy giảm chức năng gan, thận, mật, gây phù,... và dễ xảy ra tương tác với các thuốc khác nên cần thận trọng khi sử dụng.
Thuốc tây y thường được ưu tiên sử dụng điều trị đau đại tràng cấp tính
Thuốc đông y trị đau đại tràng
Một số bài thuốc Đông y mà người bệnh đau đại tràng có thể tham khảo như: Hoàng cầm thang, thược dược thang, tứ quân tử thang, hương sa lục quân tử thang,...
Ưu điểm
- Thường ít tác dụng phụ hơn thuốc tây y.
- Cho tác dụng, hiệu quả điều trị kéo dài hơn thuốc tây y.
Nhược điểm
- Thuốc có tác dụng chậm, không cải thiện được các triệu chứng cấp, thường phải sử dụng trong thời gian dài.
- Thường khó uống hơn thuốc Tây, tốn nhiều công sức để sắc nước, pha chế.
- Nguyên liệu dễ làm giả nên có thể bị trộn lẫn dược liệu giả. Không kiểm soát được các tiêu chuẩn về chất lượng.
Thuốc đông y thường khá an toàn, lành tính khi dùng chữa đau đại tràng
Cải thiện đau đại tràng bằng sản phẩm từ thiên nhiên
Đau đại tràng là bệnh lý mạn tính, có tính chất dai dẳng và dễ tái phát. Vì vậy, ưu tiên trong việc chữa đại tràng là giải quyết các vấn đề gốc rễ: Phục hồi niêm mạc đại tràng bị tổn thương, loại bỏ các triệu chứng bệnh và bảo vệ hệ vi sinh đường ruột.
Đứng trước yêu cầu trên, hiện nay nhiều người bệnh có xu hướng tìm đến các sản phẩm từ thiên nhiên để cải thiện các triệu chứng đau đại tràng như: ImmunebioV (vách tế bào Lactobacillus Rhamnosus), sử quân tử, bạch truật,...
Một số ưu điểm nổi bật khi sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên như:
- Các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên thường được bào chế dưới dạng thuốc viên nên người bệnh có thể dễ dàng sử dụng mà không cần sắc thuốc, pha chế cầu kỳ.
- Nguyên liệu đầu vào được kiểm soát chặt chẽ, quá trình sản xuất cũng được đảm bảo theo công nghệ GMP nên đảm bảo chất lượng tốt.
- Thành phần đều là các thảo dược thiên nhiên nên an toàn với sức khỏe người sử dụng, không tác dụng phụ.
- Có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các biện pháp điều trị khác để tăng cường tác dụng, không tương tác với các thuốc khác.
- Diệt ký sinh đường ruột mà không gây ảnh hưởng tới các lợi khuẩn nên không gây suy giảm chức năng đường tiêu hóa.
- Cải thiện nhanh các triệu chứng bệnh và phục hồi lớp niêm mạc đường tiêu hóa. Tiêu biểu như ImmunebioV - vách tế bào vi khuẩn Lactobacillus Rhamnosus. Chúng được chứng minh tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch toàn thân và nhiều tác dụng quý khác.
ImmunebioV chiết xuất từ vách tế bào Lactobacillus Rhamnosus
Lưu ý khi điều trị đau đại tràng bạn cần nhớ
Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh đau đại tràng nên thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh hơn. Một số lưu ý nên thực hiện như:
- Tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ, uống thuốc dứt điểm, không được tự ý bỏ thuốc khi không được cho phép.
- Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày, tránh nhịn đi vệ sinh.
- Ăn uống lành mạnh, nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả.
- Hạn chế đồ chiên rán, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ tươi sống như gỏi cá, nem chua,... do chúng không tốt cho đại tràng.
>>> XEM THÊM: Bị đau đại tràng kiêng ăn gì? Tìm hiểu ngay!
Như vậy, hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi: “Đau đại tràng uống thuốc gì?”. Việc chữa đại tràng là một quá trình dài, người bệnh cần tuân thủ liệu trình điều trị cũng như chú ý chế độ sinh hoạt hàng ngày. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh đau đại tràng, hãy để lại bình luận bên dưới, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất.
Tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ulcerative-colitis/diagnosis-treatment/drc-20353331