Xuất huyết đại tràng - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Dấu hiệu nhận biết xuất huyết đại tràng

Đại tràng là đoạn cuối của đường tiêu hóa, có nhiệm vụ chính là hấp thụ nước, hình thành và chứa đựng phân trước khi chúng được đào thải ra ngoài cơ thể. Xuất huyết đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị tổn thương, chảy máu. Để nhận biết xuất huyết đại tràng, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu sau:

Triệu chứng lâm sàng

  • Đi ngoài kèm máu, phân thường có màu cà phê, lỏng, nát. Ở mức độ nhẹ, xuất huyết đại tràng có thể kèm lẫn phân, khi bệnh nặng hơn, có thể chỉ thấy đi ngoài ra máu.
  • Một số trường hợp có thể gặp hiện tượng tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Người bệnh có thể bị thiếu máu, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, xanh xao, chán ăn, suy nhược cơ thể.
  • Buồn nôn, dịch nôn thường chứa cả máu lẫn thức ăn, có mùi tanh đặc trưng do thức ăn chưa được tiêu hóa hết. Mỗi khi nôn thường đi kèm co thắt đại tràng.
  • Đau vùng thượng vị. Cơn đau xuất hiện đột ngột, kéo dài, mệt mỏi, sốt nhẹ.

dau-vung-thuong-vi-dau-hieu-canh-bao-xuat-huyet-dai-trang.webp

Đau vùng thượng vị, dấu hiệu cảnh báo xuất huyết đại tràng

Triệu chứng cận lâm sàng

Nhìn chung, các triệu chứng của xuất huyết đại tràng thường dễ nhận biết. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác hơn, người bệnh có thể được tiến hành thêm một số xét nghiệm khác như:

  • Nội soi toàn bộ trực tràng: Việc nội soi giúp bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác hơn vị trí xung huyết đại tràng cũng như phân loại được mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Chụp khung đại tràng: Một số hình ảnh đại tràng có thể quan sát được khi chụp X-quang như hẹp đại tràng, phình giãn đại tràng,...
  • Xét nghiệm máu: Protein phản ứng C tăng, chỉ số hematocrit thường tăng, tốc độ máu lắng tăng,...

Nguyên nhân gây xuất huyết đại tràng

Nhìn chung, có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến xuất huyết đại tràng. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu, chiếm phần lớn các trường hợp xuất huyết đại tràng là do viêm loét đại trực tràng. Tình trạng tổn thương niêm mạc trong viêm loét đại tràng diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn tới viêm mạn tính, hình thành các điểm xuất huyết, gây chảy máu. Nếu không được điều trị, khắc phục kịp thời, các ổ loét có thể lan rộng ra, làm nặng thêm tình trạng xuất huyết.

Cuộc sống hiện đại với nhịp sống nhanh, hình thành nhiều thói quen sinh hoạt không lành mạnh, thiếu khoa học là một trong những yếu tố thúc đẩy xuất huyết đại tràng như:

  • Áp lực, stress do công việc cường độ cao.
  • Ăn uống không đúng giờ, hay bỏ bữa.
  • Ăn nhiều thức ăn cay nóng, đồ chiên rán, thực phẩm đóng hộp không tốt cho sức khỏe.
  • Thường xuyên thức khuya.
  • Uống rượu, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện.
  • Lạm dụng thuốc giảm đau,...

viem-loet-dai-truc-trang-la-nguyen-nhan-chinh-gay-xuat-huyet-dai-trang.webp

Viêm loét đại trực tràng là nguyên nhân chính gây xuất huyết đại tràng

>>> XEM THÊM: Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm đại tràng 

Xuất huyết đại tràng có nguy hiểm không?

Nhiều người thắc mắc: “Xuất huyết đại tràng có nguy hiểm không, có ảnh hưởng tới tính mạng không?”. Nhìn chung, đây là một bệnh lý nguy hiểm. Việc không điều trị xung huyết đại tràng kịp thời có thể dẫn tới suy nhược cơ thể, thiếu máu do mất máu quá nhiều. Ngoài ra, xuất huyết lâu ngày làm suy giảm chức năng và khả năng hoạt động của đại tràng, khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi, không hấp thu đủ các chất dinh dưỡng dẫn tới thiếu chất, chán ăn,... Người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như:

Chảy máu ồ ạt

Ban đầu, các ổ viêm loét có thể chỉ gây ra các điểm xuất huyết nhỏ trong lòng đại tràng. Tuy nhiên, nếu các ổ loét không được khắc phục kịp thời có thể dẫn tới chảy máu kéo dài, gây đau đớn, tụt huyết áp, rối loạn tâm thần,...

Việc này còn khiến người bệnh không đáp ứng với điều trị nội khoa, có nguy cơ phải cắt bỏ toàn bộ đại tràng và ảnh hưởng tới tính mạng.

Nhiễm độc đại tràng

Tình trạng viêm nhiễm, chảy máu trong thời gian dài có thể khiến hệ tiêu hóa sản sinh ra nhiều chất độc với cơ thể như oxy nitric. Hàm lượng lớn oxy nitric tích tụ trong đường tiêu hóa gây ngộ độc cấp tính, khiến đại tràng phình giãn nghiêm trọng.

Những triệu chứng điển hình của phình giãn đại tràng như: Sốt cao, tụt huyết áp, tăng nhịp tim,... Người bệnh cần được đưa đi cấp cứu kịp thời để tránh thủng đại tràng, tử vong.

Ung thư đại tràng

Nhìn chung, một tỉ lệ lớn người xuất huyết đại tràng biến chứng thành ung thư. Theo thống kê, 2.5% số người viêm đại tràng xuất huyết có nguy cơ ung thư đại tràng sau 10 năm. Việc quan trọng là cần nhận biết sớm các dấu hiệu ban đầu của viêm đại tràng xuất huyết như: Môi khô, thiếu máu, gầy sút cân, chán ăn,... để điều trị kịp thời, tránh nguy cơ biến chuyển thành ung thư.

nguoi-bi-xuat-huyet-dai-trang-se-co-nguy-co-cao-bi-ung-thu.webp

Người bị xuất huyết đại tràng sẽ có nguy cơ cao bị ung thư

Điều trị xuất huyết đại tràng

Với lối sống và sinh hoạt hiện đại, ngày càng nhiều người bị xuất huyết trực tràng, đại tràng. Tuy nhiên, việc điều trị sao cho đúng thì không phải ai cũng biết. Hiện nay, việc điều trị bệnh chủ yếu đi vào ba vấn đề chính: Xử lý tại chỗ các vết xung huyết, điều trị y tế xuất huyết đại tràng và chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho người bệnh sau điều trị.

Xử lý tại chỗ xung huyết đại tràng

Khi có hiện tượng xuất huyết trực tràng, đại tràng, người bệnh nên ngồi yên một chỗ, tránh di chuyển. Việc ngồi nghỉ ngơi, nằm yên một chỗ khoảng 15-20 phút, tránh mọi tác động đến đại tràng từ đó giảm lượng máu chảy. Đồng thời bổ sung nước và chất điện giải nếu người bệnh nôn, đi đại tiện ra máu nhiều.

Điều trị y tế xuất huyết đại tràng

Sau khi tình trạng xung huyết đại tràng đã được khắc phục tạm thời, cần nhanh chóng đưa người bệnh tới các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Tùy vào tình trạng bệnh mà mỗi người mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị bảo tồn hoặc can thiệp ngoại khoa.

Điều trị bảo tồn

Điều trị bảo tồn xuất huyết đại tràng thường được chỉ định đối với các trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ tới trung bình. Một số biện pháp có thể được áp dụng như:

  • Truyền máu nếu người bệnh chảy máu quá nhiều dẫn tới thiếu máu.
  • Truyền nước, truyền dịch, vitamin để bổ sung dinh dưỡng, năng lượng bị thiếu hụt.
  • Sử dụng một số loại thuốc tây để cầm máu, ngăn ngừa chảy máu và thúc đẩy vết thương chóng lành hơn.

Điều trị ngoại khoa

Nếu người bệnh chảy nhiều máu, khó có thể phục hồi bằng các biện pháp điều trị nội khoa, các bác sĩ có thể chỉ định can thiệp điều trị ngoại khoa cho người bệnh. Mổ đại tràng có thể được áp dụng cho một số trường hợp bị thủng đại tràng, polyp đại tràng, ung thư đại tràng.

Tuy nhiên, biện pháp can thiệp ngoại khoa cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ như mất máu, hôn mê trong và sau quá trình phẫu thuật bởi vậy chỉ được áp dụng khi thật sự cần thiết.

phau-thuat-thuong-duoc-ap-dung-cho-cac-truong-hop-xuat-huyet-dai-trang-nghiem-trong.webp

Phẫu thuật thường được áp dụng cho các trường hợp xuất huyết đại tràng nghiêm trọng

>>> XEM THÊM: Bệnh viêm đại tràng có chữa khỏi được không? 

Xuất huyết trực tràng, đại tràng chăm sóc sao cho đúng?

Bên cạnh phương pháp điều trị nội khoa và ngoại khoa, người bệnh cũng cần được chăm sóc bổ trợ sau đó và duy trì các thói quen tốt như:

  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất, nên tránh ăn đồ cứng, tăng cường ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa để tránh áp lực lên đại tràng.
  • Thường xuyên kiểm tra nhịp tim, huyết áp và các triệu chứng thường gặp của bệnh. Nếu người bệnh xuất hiện các dấu hiệu bất thường, cần báo ngay cho bác sĩ để được điều trị kịp thời.
  • Nên ăn nhiều bữa trong ngày, tránh ăn quá no trong một bữa. Tốt nhất, nên chia ra khoảng 5-6 bữa/ ngày để tránh tạo áp lực lớn lên đại tràng và tăng cường hấp thu dưỡng chất cho cơ thể.
  • Tăng cường bổ sung nước cho cơ thể, tránh tình trạng mất nước, tiêu chảy, nôn mửa.
  • Sử dụng ImmunebioV (vách tế bào vi khuẩn Lactobacillus rhamnosus) và cao Sử quân tử để tăng cường miễn dịch cho niêm mạc đại tràng, điều hòa và kích thích hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón. Đồng thời giúp phục hồi niêm mạc đại tràng bị tổn thương, từ đó ngăn chặn xuất huyết đại tràng hiệu quả, an toàn.

Hy vọng, bài viết đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích về hiện tượng xuất huyết đại tràng để từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với bản thân. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chuyên gia hoặc để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn sớm nhất.

Nguồn: 

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK563143/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6193784/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1570526/

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo