Nguyên nhân tiêu chảy kéo dài là gì? TÌM HIỂU NGAY!

Nguyên nhân tiêu chảy kéo dài là gì? Cách cải thiện tiêu chảy kéo dài như thế nào? Đây là thắc mắc của rất nhiều người bởi tiêu chảy kéo dài là bệnh lý nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết sau đây để giải đáp thắc mắc trên nhé!

Nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài là gì?

Tiêu chảy kéo dài được xác định khi tình trạng diễn ra trên 14 ngày liên tiếp. Thường là xuất phát từ một đợt tiêu chảy cấp (đi nhiều hơn 3 lần/ngày) nhưng không được chữa khỏi hoàn toàn. Có rất nhiều nguyên nhân tiêu chảy kéo dài, phổ biến là:

Do hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng đau bụng, phân lỏng, nhầy, cân nặng giảm sút, đi đại tiện chưa hết phân sau. 

Bệnh lý

Tiêu chảy được xem là triệu chứng của một số căn bệnh mạn tính ở đại tràng như viêm đại tràng, bệnh Cronh,…. hoặc có thể do bệnh lý khác không phải xuất phát từ đường tiêu hóa như:

- Bệnh cường giáp: Do hormone tuyến giáp sản xuất quá mức kích thích hoạt động của nhu động ruột, làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng và gây tiêu chảy.

- Ung thư gan: Tiêu chảy là một trong những dấu hiệu ung thư gan giai đoạn cuối. Chức năng của gan bị suy giảm, làm ảnh hưởng tới đường ruột và gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng dữ dội, táo bón, tiêu chảy thường xuyên. 

- Ung thư tuyến tụy: Tiêu chảy là một trong những triệu chứng điển hình của ung thư tuyến tụy. 

Tác dụng phụ của thuốc

Nếu đang dùng thuốc điều trị bệnh lý nào đó thì rất có thể đây là nguyên nhân gây tiêu chảy. Hầu hết các loại thuốc kháng sinh đều tiêu diệt lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột, dẫn đến mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, rối loạn tiêu hóa, gây tiêu chảy.

Không dung nạp một số thực phẩm

- Những người không dung nạp lactose (có trong sữa) sẽ rất dễ bị tiêu chảy sau khi ăn các sản phẩm từ sữa. 

- Fructose là loại đường được tìm thấy trong trái cây, mật ong, đôi khi được thêm vào để làm chất tạo ngọt cho một số đồ uống. Ở những người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa fructose sẽ dẫn đến tiêu chảy.

- Sorbitol và mannitol là chất làm ngọt nhân tạo có trong kẹo cao su cũng như các sản phẩm không đường khác. Nếu không dung nạp những chất này sẽ dẫn đến tiêu chảy.

Nhiễm trùng đường tiêu hóa

Một số bệnh lý ở đường tiêu hóa như viêm đại tràng do amip và ký sinh trùng, viêm loét đại tràng chảy máu, bệnh Crohn,… có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy.

=> Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý ở đại tràng nói chung và tình trạng tiêu chảy nói riêng. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa là do suy giảm miễn dịch niêm mạc đại tràng và tình trạng nhiễm giun sán, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. 

>>> Xem thêm: Các nguyên nhân gây viêm đại tràng co thắt

Cách cải thiện tiêu chảy kéo dài 

Tiêu chảy là một trong những triệu chứng cho thấy vấn đề của hệ tiêu hóa. Dưới đây là một số lưu ý giúp cải thiện bệnh:

- Uống nước ép trái cây không đường để bổ sung kali, bù điện giải cho cơ thể.

- Ăn các loại thực phẩm có nhiều kali như: Chuối, khoai tây,...

- Ăn các loại thực phẩm và uống chất lỏng có chứa natri cao như nước canh, súp, nước giải khát, bánh quy mặn.

- Ăn các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, bột yến mạch, gạo.

Người bị tiêu chảy kéo dài nên ăn thực phẩm giàu chất xơ

Người bị tiêu chảy kéo dài nên ăn thực phẩm giàu chất xơ

- Nên ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn probiotics giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tiêu chảy.

- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thay vì ăn uống dồn dập khiến dạ dày bị quá tải.

Thu Hà


Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo