Viêm đại tràng co thắt là gì? Giải pháp từ thảo dược tự nhiên?

Viêm đại tràng co thắt là bệnh lý đại tràng thường gặp. Theo thống kê, dân số Việt Nam có khoảng 15-20% dân số mắc bệnh này. Vậy viêm đại tràng co thắt là bệnh gì, có nguy hiểm không? Cách điều trị và dự phòng như thế nào? Chi tiết có trong nội dung bài viết dưới đây!

Viêm đại tràng co thắt là bệnh lý đại tràng thường gặp. Theo thống kê, dân số Việt Nam có khoảng 15-20% dân số mắc bệnh này. Vậy viêm đại tràng co thắt là bệnh gì, có nguy hiểm không? Cách điều trị và dự phòng như thế nào? Chi tiết có trong nội dung bài viết dưới đây!

Viêm đại tràng co thắt là bệnh gì?

Viêm đại tràng co thắt, co thắt đại tràng hay hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn chức năng đại tràng. Sự rối loạn này không có tổn thương thực thể về mặt sinh hóa hay giải phẫu. Viêm đại tràng co thắt thường gặp ở lứa tuổi ngoài 30, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh này nhiều hơn nam giới. 

Các triệu chứng bệnh thường gặp khi mắc viêm đại tràng co thắt là: 

  • Tiêu chảy, táo bón - xuất hiện đơn triệu chứng hoặc đan xen.
  • Cảm giác đầy hơi, chướng bụng, đi tiêu không hết.
  • Đau dữ dội dọc theo khung đại tràng.
  • Tính chất phân mềm, lỏng, có dịch nhầy đi kèm.
  • Giảm hứng thú với việc ăn uống, giảm hấp thu chất dinh dưỡng.

Khi các triệu chứng trên xuất hiện với tần suất lớn hơn 2 lần/tuần và kéo dài trong vòng 3-6 tháng, bạn cần thăm khám khoa nội tiết - tiêu hoá để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Viêm đại tràng co thắt gây đau dữ dội dọc theo khung đại tràng

Viêm đại tràng co thắt gây đau dữ dội dọc theo khung đại tràng

Viêm đại tràng co thắt có nguy hiểm không?

Do không có tổn thương thực thể nên co thắt đại tràng được đánh giá là tương đối lành tính, không đe dọa tới tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, viêm đại tràng co thắt nếu không được phát hiện và xử lý sớm sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, hiệu suất lao động, học tập và sinh hoạt,... Bệnh để lâu có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, sụt cân và tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ (do viêm đại tràng làm tăng tần suất đại tiện, qua đó làm tăng áp lực lên hậu môn và gây sa tĩnh mạch trực tràng). Biến chứng nặng hơn nữa là xuất huyết đại tràng, thủng đại tràng, thậm chí là ung thư đại tràng,...

Một số người bệnh có thể mắc hội chứng lo âu và sợ hãi khi phải thực hiện nội soi đại tràng. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lười tái khám và giảm hiệu quả tầm soát bệnh đại tràng. Do đó, thăm khám đại tràng định kỳ là một giải pháp cải thiện và dự phòng bệnh hiệu quả nhất.

Điều trị viêm đại tràng co thắt như thế nào?

Hiện nay để điều trị bệnh viêm đại tràng co thắt, người ta thường sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng. Cụ thể:

  • Loperamide, Berberin: Giảm tần suất tiêu chảy.
  • Drotaverin (Nospa): Giảm co thắt cơ trơn đường tiêu hóa.
  • Acid 5-aminosalicylic (5-ASA): Ngăn sản xuất các yếu tố gây viêm đại tràng.
  • Corticoid: Là thuốc chống viêm nhanh, mạnh. Có thể sử dụng Corticoid để thay thế 5-ASA khi người bệnh không đáp ứng với thuốc này. Corticoid gây nhiều tác dụng không mong muốn nên không được sử dụng để điều trị lâu dài.
  • Các thuốc ức chế chuyển hóa là azathioprine, 6-mercaptopurine và methotrexate.

>>> XEM THÊM: Bị viêm đại tràng co thắt uống thuốc gì cho nhanh khỏi

Sử dụng thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt theo chỉ định của bác sĩ

Sử dụng thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt theo chỉ định của bác sĩ

Đối với bệnh thể nhẹ, người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ cũng giảm được các triệu chứng khó chịu. Chế độ ăn uống có những điểm cần lưu ý như sau:

  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều gluten như lúa mì, lúa mạch. Do gluten làm tăng mức độ nhạy cảm của đường ruột và có thể làm các triệu chứng của viêm đại tràng co thắt trở nên trầm trọng hơn.
  • Tránh các thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng như: bánh kẹo ngọt, thức uống có ga, thức ăn đóng hộp, socola, thức ăn nhiều đạm,...
  • Lưu ý không ăn lại các thức ăn đã có tiền sử gây dị ứng.
  • Chia nhỏ bữa ăn, nhai chậm và kỹ, ăn chín uống sôi.
  • Uống nhiều nước và bổ sung điện giải nếu bị tiêu chảy.

Đối với bệnh thể trung bình, người bệnh sẽ được chỉ định dùng 1 trong số các thuốc thuộc nhóm trên. Việc dùng thuốc cần lưu ý tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.

Đối với bệnh ở thể nặng, người bệnh sẽ được chỉ định nằm viện để điều trị corticosteroid liều cao. Nếu không đáp ứng với corticoid trong vòng 5-7 ngày nên được xem xét dùng cyclosporine đường tĩnh mạch, infliximab hoặc phẫu thuật. 

Giải pháp từ thảo dược tự nhiên giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng co thắt 

Các biện pháp hỗ trợ người bệnh đại tràng bao gồm việc thực hiện một chế độ ăn lành mạnh và sử dụng thực phẩm thảo dược tự nhiên. Thuốc tây y giúp giảm các triệu chứng bệnh một cách nhanh chóng nhưng không giải quyết được triệt để nguyên nhân gây bệnh là suy giảm miễn dịch niêm mạc đại tràng và nhiễm giun sán. Do đó, muốn dứt điểm và ngăn ngừa bệnh viêm đại tràng co thắt tái diễn, người bệnh nên xem xét đến việc sử dụng các sản phẩm có thành phần là các dược liệu sau:

  • Sử quân tử: Sử quân tử đã được nghiên cứu chứng minh có tác dụng diệt giun mạnh. Ngoài ra, sử quân tử còn có tác dụng sát trùng và khỏe tỳ vị.
  • Bạch truật: Các chất atractylenolide I, II, III trong bạch truật có tác dụng chống viêm. Trong y học Trung Hoa, bạch truật được chỉ định dùng trong trường hợp viêm đường tiêu hoá.
  • Mộc hương: Mộc hương có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn gây bệnh tả, lỵ,... Do đó, mộc hương được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh đại tràng liên quan đến liên cầu và tụ cầu khuẩn.

Bên cạnh các thảo loại thảo dược tự nhiên, sử dụng men vi sinh chứa ImmunebioV giúp nâng cao sức đề kháng của đường ruột, từ đó cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng mạn tính, viêm mạn tính.

Men vi sinh chứa ImmunebioV giúp nâng cao sức đề kháng của đường ruột

Men vi sinh chứa ImmunebioV giúp nâng cao sức đề kháng của đường ruột

Trước khi lựa chọn sản phẩm chứa bộ đôi cao sử quân tử và ImmunebioV cùng các thành phần thảo dược khác, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được giới thiệu sản phẩm chính hãng cũng như liều dùng phù hợp. 

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về bệnh viêm đại tràng co thắt, bạn đọc vui lòng để lại thông tin để nhận được tư vấn chi tiết hơn từ chuyên gia.

 

Tham khảo:

https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/21674086.1934.11925221

https://www.medicinenet.com/spastic_colitis/definition.htm

https://www.vinmec.com/vi/news/health-news/are-colitis-and-chronic-spastic-colitis-the-same-thing/?link_type=related_posts

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo